TAILIEUCHUNG - Chứng minh hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” của Xuân Diệu qua các bài thơ “Vội vàng, đây mùa thu tới, thơ duyên”
Chứng minh hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” của Xuân Diệu qua các bài thơ “Vội vàng, đây mùa thu tới, thơ duyên" để nói được sáu chữ nói lên hai mặt đồng thời cũng là hai vẻ đẹp của hồn thơ lãng mạn ấy. Hai vẻ đẹp này tường như” tách rời nhau nhưng lại kết hợp biện chứng thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau để làm nên vê đẹp riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Hồn thơ ấy đã hơn nửa thế kỉ trôi qua vẫn có biết bao lớp người đang say và ngẩn ngơ! | Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU CHỨNG MINH HỒN THƠ “THA THIẾT, RẠO RỰC, BĂN KHOĂN” CỦA XUÂN DIỆU QUA CÁC BÀI THƠ “VỘI VÀNG, ĐÂY MÙA THU TỚI, THƠ DUYÊN” Cái “tôi” được khẳng định đã đem đến cho Thơ mới 1930 – 1945 sự đa dạng, phong phú của các gương mặt thi nhân, như Hoài Thanh từng nhận xét trong Thi nhân Việt Nam: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ mộng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nào như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Trong khi mỗi hồn thơ chỉ được nói đến bằng một tính từ, thì nhà phê bình lại đặc biệt dùng đến ba tính từ đế nhận xét cái “riêng” cùa Xuân Diệu: một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Vì sao lại có sự ưu ái như vậy? Đơn giản cnỉ vì ông là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Và điều này ta cố thể dễ dàng tìm thấy qua ba bài thơ tiêu biểu: Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên. Bước vào thế giới thơ ca của Xuân Diệu thật muôn hình vạn trạng. Có biết bao cái hay, cái đẹp trong cuộc sống này được nhà thơ gửi gắm trong từng bài thơ, từng câu thơ, chữ thơ của một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Rõ ràng khi ta đọc thơ, đi sâu vào tìm hiếu thơ của thi sĩ, ta thấy thấp thoáng có một ngọn lửa khát vọng, ngọn lửa của cuộc sống đang rạo rực khát khao với đời, với người. Nhưng thông qua tấm lòng yêu đời lại gợn lên một chút băn khoăn buồn thảm cùa một thi nhân trước thời cuộc. Nỗi băn khoăn đó làm cho “nhà thơ như bị giam hãm trong một môi trường thiếu năng lượng, thiếu chất đốt cùa lòng tin, làm sao thơ ông có đủ chất sáng? Nhưng thật đáng quí là trong nhà thơ vẫn lập lòe “ngọn lửa Đan-cố” trên thảo nguyên mịt mùng của cuộc đời: ngọn lửa của tình yêu người, yêu non sông đât nước, yêu tiếng mẹ đẻ ”. Và ta biết chắc một điều là: trong thơ Xuân Diệu “khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết . Có lẽ cũng chính vì .
đang nạp các trang xem trước