TAILIEUCHUNG - Bài giảng Kiểm toán cơ bản: Chương 2 - Th.S. Nguyễn Thị Thanh Diệp

Bài giảng Kiểm toán cơ bản: Chương 2 Bản chất và chức năng của kiểm toán do . Nguyễn Thị Thanh Diệp biên soạn gồm các nội dung chính được trình bày như sau: Bản chất của kiểm toán, chức năng của kiểm toán, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý | CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN I. Bản chất của kiểm toán II. Chức năng của kiểm toán III. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 1 I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN * Theo quan điểm thứ nhất: Quan điểm truyền thống về kiểm toán Quan điểm này đồng nhất kiểm toán với kiểm tra kế toán, là một chức năng của kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán. Nội dung của hoạt động này là rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán. Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 2 I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN * Theo quan điểm thứ nhất: Quan điểm truyền thống về kiểm toán - Quan điểm này tồn tại trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển. - Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế thì có rất nhiều đối tượng cần có niềm tin vào thông tin kế toán. Vì vậy, công tác kiểm tra cần được thực hiện rộng rãi, đa dạng nhưng phải thật khoa học, khách quan, trung thực, đủ sức thuyết phục và tạo niềm tin cho mọi đối tượng quan tâm. Trong điều kiện đó, việc tách kiểm toán khỏi những hoạt động kế toán và hình thành khoa học kiểm toán độc lập là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử. Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 3 I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN * Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh - Quan điểm kiểm toán của Vương Quốc Anh: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bảng khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”. - Quan điểm của các chuyên gia Hoa Kỳ: “Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”. Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 4 I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN * Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.