TAILIEUCHUNG - Ebook Ứng dụng của kinh dịch trong đời sống và lý luận y học cổ truyền: Phần 2

Cuốn sách "Ứng dụng của kinh dịch trong đời sống và lý luận Y học cổ truyền" được biên soạn nhằm giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về kinh dịch, nhất là các bạn đọc là thầy thuốc, giảng viên y học cổ truyền hiểu và vận dụng được kinh dịch nhằm nâng cao lý luận y học cổ truyền trong điều trị, giảng dạy và nghiên cứu. Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách bàn về một số học thuyết y học cổ truyền: Học thuyết Tạng tượng, các hội chứng bệnh y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn ông và dịch lý trong Huyền tẫn phát vi. Tác giả đã phân tích, bình giảng, hệ thống hóa và trình bày một cách rõ ràng, có kết hợp với mộ số ví dụ minh họa dễ hiểu. . | HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG (SINH LÝ HỌC Y HỌC c ổ TRUYỀN) Học thuyết Tạng tượng và học thuyết Kinh lạc là những phần rất quan trọng trong lý luận y học cổ truyền nhằm nghiên cứu sự hoạt động của tạng phủ, kinh lạc và các mốĩ quan hệ của chúng với nhau trong quá trình sinh lý và bệnh lý của cớ thể con người. Biết được chức năng của chúng, ta có thể dựa vào đó mà đê ra các phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả cao nhất. Khi Hoàng Đê hỏi về công năng của tạng phủ thì Kỳ Bá trả lời như sau: Trong các tạng phủ thì Tâm giữ chức lãnh đạo tôi cao, tất cả hoạt động tinh thần, trí tuệ thông minh đều do đó mà ra. Phế như chức năng thừa tướng, điều tiết phần khí của toàn thân. Can giữ chức tướng quân, có trí dũng phát huy mọi mưu kế và suy tính xét đoán. Tính của Đởm là trung trực cương nghị, có đủ năng lực phán đoán chính xác. Đản trung giống như chức nội thần, phụ trách truyền đạt ý chí vui mừng của quân chủ. Tỳ vỊ như kho vựa, chứa đựng và tiêu hóa, vận chuyển và phân bố chất dinh dưỡng của đồ ăn uốhg. Đại trường quản lý việc truyền tống chất cặn bã ra ngoài. Tiểu trường tiếp thu đồ ăn uống ở tỳ vị, hóa thành chất tinh hoa đi nuôi cơ thể. Năng lực của thận đầy đủ thì chân tay mạnh mẽ, tăng thêm trí tuệ, biểu hiện ra động tác kỹ xảo. Tam tiêu chủ khơi thông nguồn nước toàn thân. Bàng quang là nơi hội tụ thủy dịch của tam tiêu nên gọi là châu đô chi quan. Hạ tiêu nơi đan điền hoạt động khí hóa thì đường nưốc thông lợi mà chảy ra ngoài. Giữa 12 khí quan này cần phải hoạt động nhịp nhàng và vai trò quyết định cho sự nhịp nhàng đó là tạng Tâm. Như vậy câu trả lời của Kỳ Bá đã rõ, chúng ta chỉ cần đi sâu và diễn giải rõ hơn chức năng của tạng phủ trong cơ thể con người. 1. TẠNG TƯỢNG LÀ GÌ? Tạng là ngũ tạng gồm tâm, can, tỳ, phế, thận. Phủ có 6, đó là đởm, vỊ, đại trường, tiểu trường, bàng quang và tam tiêu. TưỢng là các hiện tượng xảy ra khi các tạng phủ hoạt động, qua quan sát nhiều năm và các thực tê lâm sàng, người ta nhận thấy các hiện tượng xảy ra có liên quan mật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.