TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả lưu giữ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng tại ba kiểu rừng đặc trưng: Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff.); Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) và Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.). | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 347-354 DOI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CACBON CỦA RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HẢI PHÒNG Vũ Mạnh Hùng*, Đàm Đức Tiến, Cao Văn Lương Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: hungvm@ Ngày nhận bài: 10-4-2015 TÓM TẮT: Rừng ngập mặn là một bể chứa cacbon lớn khu vực ven biển, là một nguồn cung cấp cacbon hữu cơ quan trọng cho hệ sinh thái ven biển. Việc đánh giá khả năng hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng ngập mặn góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả lưu giữ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng tại ba kiểu rừng đặc trưng: Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff.); Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) và Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.). Qua đó đánh giá mức độ lưu trữ cac bon qua quá trình quang hợp tán lá, sinh khối cây và trong trầm tích của ba kiểu rừng nói trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng cacbon tích lũy qua quá trình quang hợp từ 31,94 ± 1,59 tC/ha/năm đến 34,83 ± 1,95 tC/ha/năm, trong đó cao nhất là quần xã Đước vòi (R. stylosa). Sinh khối trên (AGB) và sinh khối dưới (BGB) nằm trong khoảng tương ứng là 4,03 ± 0,31 t/ha đến 294,43 ± 24,67 t/ha và 2,38 ± 0,16 t/ha đến 114,16 ± 8,9 t/ha, Bần chua (S. caseolaris) có trữ lượng lớn nhất và thấp nhất là Đước vòi (R. stylosa). Hàm lượng cacbon hữu cơ trong trầm tích ở độ sâu 10 cm từ 685,63 mg/kg khô đến 2676,64 mg/kg khô; ở độ sâu 40 cm từ 937,38 mg/kg khô đến 2557,55 mg/kg khô, trong đó khả năng lưu trữ cacbon trong trầm tích của rừng Đước vòi (R. stylosa) là cao nhất. Từ khóa: Thực vật ngập mặn, khả năng lưu giữ cacbon, Hải Phòng. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) được cho là bể chứa cacbon quan trọng đối với hệ sinh thái ven biển [1]. Những sản phẩm sơ cấp của rừng ngập mặn (cành, lá, thân, rễ) lại chính là nguồn cung cấp mùn bã hữu cơ quan .
đang nạp các trang xem trước