TAILIEUCHUNG - Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân PM2,5 và nguồn phát sinh của người dân sống gần 2 trạm quan trắc môi trường ở TPHCM
Con người tiếp xúc với bụi gây ra bệnh tật và tử vong, đặc biệt đối với bụi mịn có đường kính khí động nhỏ hơn 2,5 µm. Phơi nhiễm bụi PM2,5 cá nhân được lấy bằng thiết bị lấy mẫu bụi cá nhân của SCK (PEM 2,5) ở lưu lượng 4 lít/ phút trên giấy lọc teflon (Pall). Mẫu được lấy ở 64 hộ gia đình thuộc 2 quận Bình Thạnh và quận 2 (TPHCM), mỗi hộ được lấy mẫu lặp lại 9 đợt từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008. | 26 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, VOL 20, Đánh giá phơi nhiễm bụi cá nhân PM2,5 và nguồn phát sinh của người dân sống gần 2 trạm quan trắc môi trường ở TPHCM Vũ Xuân Đán, Trương Thanh Cảnh Tóm tắt–Con người tiếp xúc với bụi gây ra bệnh tật và tử vong, đặc biệt đối với bụi mịn có đường kính khí động nhỏ hơn 2,5 µm. Phơi nhiễm bụi PM2,5 cá nhân được lấy bằng thiết bị lấy mẫu bụi cá nhân của SCK (PEM 2,5) ở lưu lượng 4 lít/ phút trên giấy lọc teflon (Pall). Mẫu được lấy ở 64 hộ gia đình thuộc 2 quận Bình Thạnh và quận 2 (TPHCM), mỗi hộ được lấy mẫu lặp lại 9 đợt từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008. Các nguyên tố cơ bản trong bụi được phân tích bằng phương pháp INAA. Sử dụng phần mềm PMF 5,0 (EPA) để xác định nguồn gốc phát sinh bụi PM2,5. Bụi PM2,5 đồng thời được lấy ở 2 trạm quan trắc UBND quận 2 và Thảo Cầm Viên với phương pháp tương tự lấy mẫu bụi cá nhân. Nồng độ bụi PM2,5 tại trạm quan trắc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép 48,99 ± 21,68 µg/m3 (median: 46,46 µg/m3). Nồng độ phơi nhiễm bụi PM2,5 cá nhân là 64,28 ± 33,18 µg/m3 (median: 58,17 µg/m3) cao hơn tiêu chuẩn nồng độ bụi xung quanh. Nguồn gốc phát sinh phơi nhiễm bụi cá nhân PM2,5 là bụi đất, bụi giao thông, bụi công nghiệp, bụi do hoạt động bên trong nhà và bụi từ đại dương. Từ khóa–PM2,5, phơi nhiễm cá nhân, PMF, INAA, nguyên tố vết Bài nhận ngày 19 tháng 05 năm 2016, nhận đăng ngày 18 tháng 09 năm 2017. Vũ Xuân Đán, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường – Sở Y tế TPHCM, 49bis Điện Biên Phủ, Quận 1, TPHCM, Việt Nam (e-mail: vuxdan77@) Trương Thanh Cảnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam (e-mail: ttcanh@) Đ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy sự tác động của bụi gây ra bệnh tật, tử vong. Các bệnh do tiếp xúc với bụi gồm suyễn, tắc nghẽn động mạch mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch và tiểu đường [1]. Việc tiếp xúc với bụi mịn (bụi có
đang nạp các trang xem trước