TAILIEUCHUNG - Cách xưng hô trong gia đình người Thanh Hoá

Nội dung bài viết trình bày về ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp chịu sự chi phối nghiêm ngặt của luật tôn ti nhưng xưng hô trong gia đình người Việt không phải là một thiết chế chặt chẽ, ổn định mà là đại lượng biến thiên làm thành hệ thống các hiện tượng ngoại biên được hiện thức hóa đa dạng và sinh động trong giao tiếp. Xưng hô trong gia đình người Thanh Hóa vừa có cái chung, vừa có nét riêng biệt, là một điểm thú vị. | Số 1+2 (195+196)-2012 ngôn ngữ & đời sống 87 ngôn ngữ và văn hoá CÁCH XƯNG Hễ TRONG GIA ĐèNH NGƯỜI THANH HOÁ Lê thị vân (Cao học NN K11, Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá) 1. Trong giao tiếp từ x−ng hô có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ giữa những người trực tiếp tham gia và người được nhắc đến trong giao tiếp. Về đại thể từ x−ng hô được hiểu là bao gồm toàn bộ những từ dùng để x−ng hoặc để hô của con người trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, với mục đích thiết lập tiếp xúc giữa các nhân vật tham gia giao tiếp và duy trì diễn biến giao tiếp. Đồng thời bộc lộ thái độ tình cảm cũng như vị thế của những người tham gia giao tiếp trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể. Trong một gia đình người Việt ở giai đoạn hiện tại một cách đầy đủ nhất có thể hiện tồn 10 thế hệ. Nếu lấy “mình” làm điểm trung tâm để tính, có thể hình dung thứ bậc trong gia đình lớn đó như sau: kị mình <= cụ mình <= ông mình <= bố mình <= bản thân mình <= con mình <= cháu mình <= chút mình <= chít mình. Trên thực tế ở dạng biểu kiến chúng ta chỉ gặp các gia đình hiện tồn tối đa năm thế hệ đó là: ông mình <= bố mình <= mình <= con mình <= cháu mình. Tuy nhiên các gia đình người việt hiện tồn năm thế hệ là rất hiếm, ngay cả hiện tồn bốn thế hệ “tứ đại đồng đường” trên thực tế không còn nhiều. Các gia đình người Việt hiện nay chủ yếu tồn tại ba thế hệ ông bà- cha mẹ - con cái và xu hướng ngày nay nội bộ gia đình người Việt phổ biến là hai thế hệ gồm cha mẹ và con cái. Nh− vậy, giao tiếp x−ng hô trong nội bộ gia đình người Việt diễn ra chủ yếu giữa các thành viên cùng một thế hệ với nhau và giữa các thành viên thuộc các thế hệ khác nhau. Trong các mối quan hệ trên quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nội bộ gia đình người Việt nhìn chung là rất nghiêm ngặt và ổn định. Những yếu tố chi phối quy tắc ứng xử đó trước hết là luật tôn ti, sau đó là chuẩn mực xã hội về đạo đức, phong tục tập quán của một cộng đồng. Trong đó luật tôn ti có hiệu lực tuyệt đối quyết định x−ng hô giữa các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.