TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa trầu cau và vợ chồng trong văn học
Nội dung bài viết trình bày về mối quan hệ giữa trầu cau và vợ chồng trong văn học, chủ yếu là văn học dân gian. Trong các nghi lễ kết hôn, trầu cau là một lễ vật quan trọng hàng đầu, trầu cau là biểu tượng của nghi lễ kết hôn, miếng trầu miếng cau có thể làm nên nghĩa vợ chồng. . | 82 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (195+196)-2012 Ng«n ng÷ vµ v¨n ho¸ Mèi quan hÖ gi÷a trÇu cau vµ vî chång trong v¨n häc triÒu nguyªn (Héi V¨n nghÖ D©n gian Thõa Thiªn HuÕ) 1. Trong các nghi lễ kết hôn, trầu cau là một lễ vật quan trọng hàng đầu. Lễ dạm, hỏi (nay gọi là lễ đính hôn), thường được gọi là lễ bỏ trầu. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, vẫn còn tục: các lễ lớn như lễ hỏi, lễ ra mắt họ nội, họ ngoại cô dâu (lần đầu tiên), lễ cúng ông Tơ bà Nguyệt,. phải có mâm trầu cau (tươi hay khô); các lễ nhỏ như thọ ngôn (chịu lời), xin giờ, xin dâu,. đều phải có đĩa trầu cau têm sẵn. Trong điều kiện lễ vật ở mức đơn giản nhất, thì trầu cau cũng không thể không có, tục ngữ nói “Ba miếng trầu, dâu nhà người”, một phần vì vậy. Trầu cau ngoài việc là một thức ăn và có ý nghĩa khái quát là một sự kết hợp, hoà lẫn nhằm tạo nên điều thi vị, có thể tự thân chúng cũng có sự tương quan nào đó với mối quan hệ vợ chồng chăng? Bài viết này thử tìm mối quan hệ ấy trong văn học, chủ yếu là văn học dân gian. 2. Thật khá bất ngờ khi không chỉ bắt gặp một tương quan nhất định, mà là một sự biểu thị về mối quan hệ tương ứng, giữa “trầu cau” và “vợ chồng”, ở các thể loại văn học, như những trình bày dưới đây. - Trong đồng dao: (1) Ru ru riến riến rà rà Võng ông đi trước, võng bà đi sau Võng ông đi trước hàng cau Võng bà thủng thỉnh đi sau hàng trầu. Có mối quan hệ giữa “ông” với “cau”, bà với “trầu”: võng ông đi trước hàng cau; võng bà đi sau hàng trầu. - Trong câu đố: (2) Ả hợp cùng anh Duyên ưa phận đẹp Chồng có phép giơ bụng ra ngoài Vợ có tài thắt lưng cho gọn. (3) Chồng trắng vợ xanh Đẹp mặt duyên anh Giao loan chi kết Chồng ngồi hở hết Để ruột ra ngoài Vợ mặc áo dài Thắt que tròn trặn. Hai lời đố đều cùng đố về miếng cau và miếng trầu. “Miếng cau” được gọi là “chồng”: “chồng” bày bụng ruột ra ngoài (cau khi bổ thành miếng, sắp lên đĩa, đặt phần “ruột” lên trên, phần vỏ ở dưới); “miếng trầu” được gọi là “vợ”, “vợ” thắt lưng cho gọn, cho tròn trặn (trầu .
đang nạp các trang xem trước