TAILIEUCHUNG - Vua Gia Long với vấn đề thu phục nhân tâm
Kết thúc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng, trở thành người đứng đầu của một đất nước rộng lớn nhưng vua Gia Long cũng phải đương đầu với những di sản lịch sử để lại. Đó là một đất nước bị kiệt quệ sau những cuộc nội chiến liên tiếp. Sau chiến tranh, sự ly tán về lòng người là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, yêu cầu thu phục nhân tâm, hàn gắn lại tình cảm dân tộc bị sứt mẻ sau bao năm chia cắt, tạo dựng lòng tin trong dân chúng (đặc biệt là trong đội ngũ quan lại Bắc Hà) vào chế độ mới là công việc hết sức cần thiết buộc vua Gia Long phải giải quyết. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X4-2016 Vua Gia Long với vấn đề thu phục nhân tâm Nguyễn Trọng Minh Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP. HCM TÓM TẮT: Kết thúc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng, trở thành người đứng đầu của một đất nước rộng lớn nhưng vua Gia Long cũng phải đương đầu với những di sản lịch sử để lại. Đó là một đất nước bị kiệt quệ sau những cuộc nội chiến liên tiếp. Sau chiến tranh, sự ly tán về lòng người là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, yêu cầu thu phục nhân tâm, hàn gắn lại tình cảm dân tộc bị sứt mẻ sau bao năm chia cắt, tạo dựng lòng tin trong dân chúng (đặc biệt là trong đội ngũ quan lại Bắc Hà) vào chế độ mới là công việc hết sức cần thiết buộc vua Gia Long phải giải quyết. Từ khóa: nhân tâm, vương triều Gia Long 1. Sự ly tán của lòng dân sau chiến tranh Bước ra khỏi cuộc chiến với tư thế là người chiến thắng, nhưng vương triều Gia Long cũng phải đối mặt với những di sản lịch sử trước đó để lại. Đó là một đất nước vừa trải qua những cơn binh lửa với nhiều đối tượng tham chiến khác nhau (Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn - Nguyễn). Đất nước sau những năm tháng chìm trong những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực liên tiếp giờ đây đã bị kiệt quệ, thế nước bị suy yếu nghiêm trọng mà như trong lời chiếu khi tiến quân ra Bắc Hà, Gia Long đã viết: “Từ khi lấy lại được kinh thành, quân giặc chạy ra Bắc. Bờ cõi 200 năm núi rừng ngăn cách, phong tục thay đổi, 13 đạo thừa tuyên như nước ngập sâu, như lửa đốt bỏng”1. Đất nước tuy đã được hợp nhất nhưng dấu ấn của sự chia cắt giữa hai Đàng (Đàng Trong và Đàng Ngoài) còn khá đậm nét. Giữa hai Đàng vẫn còn tồn tại những nét khác biệt to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội. Gia Long lên ngôi với uy danh của người chiến thắng sau một cuộc nội chiến đẫm máu với nhà Tây Sơn chứ không phải bằng một chiến thắng chống giặc ngoại xâm lẫy lừng như các vương triều trước Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập I, Viện sử học dịch, .
đang nạp các trang xem trước