TAILIEUCHUNG - Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Tài liệu tổng hợp 4 bài văn mẫu phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất hay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Để cảm nhận sâu sắc đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH ĐOẠN MỞ ĐẦU BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH BÀI MẪU SÔ 1: Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật “lấy gậy ông đập lưng ông”. Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thông tư tưởng và văn hoá của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết: Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khóa miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này). Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhận đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xám lược Việt Nam. Đoạn mở đầu bản Tuvên ngôn Độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử của nhân loại, của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). Sau khi nhắc đến những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập cùa Mĩ, Bác viết: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.