TAILIEUCHUNG - Phân tích và giải thích quan niệm nhân sinh độc đáo của Nguyễn Công Trứ qua Bài ca ngất ngưởng
Ở Nguyễn Công Trứ văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Qua bài văn mẫu "Phân tích và giải thích quan niệm nhân sinh độc đáo của Nguyễn Công Trứ qua Bài ca ngất ngưởng" dưới đây sẽ sẽ cho ta thấy hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa. Mời các bạn tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH QUAN NIỆM NHÂN SINH ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ QUA BÀI CA NGẤT NGƯỠNG Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: văn là người. Điều đó thật đúng với những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế., Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa. Bao trùm lên toàn bộ bài ca là hình tượng một con người “ngất ngưởng”. Nhưng đó không phải là cái ngất ngưởng của một người gàn dở, tự hợm mình và hợm đời, mà là cái ngất ngưởng của một con người đầy tự tin và đầy bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính mình, cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Chẳng thế mà ngay từ câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ đã coi: mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải phận sự của ông “Vũ trụ nội mạc phi phận Sự”. Câu thơ toàn là âm Hán, vang lên trang trọng, thiêng liêng, biểu lộ một thái độ đầy tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của chính mình. Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải chỉ lúc làm quan đương chức “Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông”. Hoặc: “Lúc bình Tây, cờ đại tướng; có khi về Phủ doãn Thừa Thiên” mà sau khi về hưu, không làm quan nữa, thái độ ấy càng thêm đậm nét, tính cách “ngất ngưởng” càng thêm ổn định. Phải chăng khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường, khi đã “tháo cũi, sổ lổng”, không chịu một sự ràng buộc nào nên ông càng trở nên “ngất ngưởng”. Ông ngất ngưởng trong cung cách sống. Một cách sống có vẻ khác người, ngược đời: người đời thường cưỡi .
đang nạp các trang xem trước