TAILIEUCHUNG - Đạo hiếu và giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay
Trên cơ sở nền kinh tế tiểu nông, kết cấu làng xã và nền văn hóa bản địa, đạo Hiếu ở Việt Nam được hình thành và có sự thể hiện khá đậm nét. Bài viết trình bày một số nội dung của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 257-260 ĐẠO HIẾU VÀ GIÁO DỤC ĐẠO HIẾU CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Nguyễn Thị Lên - Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội Ngày nhận bài: 12/03/2018; ngày sửa chữa: 21/03/2018; ngày duyệt đăng: 23/04/2018. Abstract: Based on the small agro-economy, village structure and indigenous culture, filial piety in Vietnam is formed and expressed profoundly. The article mentions the foundations of filial piety in Vietnam by exploring the cult of filial piety in traditional society and teaching filial piety to Vietnamese young generation today. Keywords: Filial piety, religion, establishment basis. 1. Mở đầu Đạo làm người là triết lí nhân sinh, thể hiện thái độ, hành vi mỗi người cần phải thực hiện trong quan hệ ứng xử với người khác. Trong gia đình, đạo cha con yêu cầu cha phải thương con, con phải hiếu với cha; đạo vợ chồng yêu cầu vợ chồng phải thuận hòa, chung thủy. Trong bất kì chế độ xã hội nào, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, “Hiếu” luôn được xác định là nết đầu trong trăm nết, là giá trị hàng đầu của đạo làm người. Bài viết trình bày một số nội dung về đạo Hiếu và giáo dục đạo Hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu . Khái niệm “Hiếu” Ở góc độ văn tự, chữ “Hiếu” được cấu thành từ bộ “lão” (viết lược nét, nghĩa là “người cao tuổi”) ở trên và bộ tử (nghĩa là “con”) ở dưới. Hàm ý tượng hình của chữ “Hiếu” là chỉ hình ảnh một người con cõng cha (mẹ) già. Từ góc độ triết học, Hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộc về một hình thái ý thức xã hội. Do đó, sự hình thành và phát triển của đạo Hiếu luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiếu là có lòng kính yêu, hết lòng chăm sóc cha mẹ” [1; 439]. Với nghĩa đó, “Hiếu” được thể hiện ở thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo của con cái đối với cha mẹ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. Theo Hoàng Thúc Lân, đạo Hiếu là một trong những giá trị .
đang nạp các trang xem trước