TAILIEUCHUNG - Thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập của người học trong dạy học các môn Văn hóa ở trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội

Bài viết phân tích bản chất của dạy học và phương pháp dạy học tích cực hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình thiết kế bài học tích cực hóa học tập của người học trong dạy học các môn văn hóa ở Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 240-244; 234 THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN VĂN HÓA Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI Ngô Quỳnh Vân - Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội Ngày nhận bài: 10/03/2018; ngày sửa chữa: 10/04/2018; ngày duyệt đăng: 23/04/2018. Abstract: The article analyses the nature teaching and active teaching methods. On that basis, the article suggests the process of planning lessons towards students’ activeness in teaching natural and social sciences at Hanoi College of Arts. Keywords: Activeness, lesson planning, Hanoi College of Arts. 1. Mở đầu Hiện nay, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và một số trường nghệ thuật trên địa bàn thành phố tuy đã có mô hình đào tạo nghệ thuật kết hợp với văn hóa cho học sinh (HS) khối trung cấp, nhưng việc dạy và học các môn văn hóa chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức. Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 “. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. [1; tr 5] thì phát triển năng lực, phẩm chất người học, kết hợp “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” là nhiệm vụ quan trọng của các trường nghệ thuật hiện nay. Các môn văn hóa là những kiến thức cơ bản, là nền tảng để từ đó HS tiếp thu kiến thức chuyên ngành tốt hơn, song vì coi nhẹ việc học văn hóa nên việc học tập của HS chưa thực sự tích cực. Để phát huy tính tích cực học tập hay nói cách khác là tích cực hóa học tập (TCHHT) của HS thì nâng cao chuyên môn, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) được xem như giải pháp quan trọng. TCHHT cũng phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuyên môn, cụ thể là việc thiết kế bài học (TKBH). Trong công tác giảng dạy, nếu việc TKBH tốt thì có thể phát triển được kĩ năng dạy học của giáo viên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.