TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu phân bố và tập tính của các vector sốt rét ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên và Quảng Nam

Khả năng của một loài muỗi trở thành một vector truyền bệnh mang bản chất sinh học và mối quan hệ giữa Người-KSTSR-Muỗi đã được hình thành trong lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, vai trò của các loài vector ở các địa phương khác nhau thể hiện với các mức độ khác nhau; mà một trong các nguyên nhân gây ra là sự thay đổi tập tính của muỗi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh môi trường cụ thể. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ TẬP TÍNH CỦA CÁC VECTOR SỐT RÉT Ở CÁC TỈNH GIA LAI, ĐẮK LẮK, PHÚ YÊN VÀ QUẢNG NAM NGUYỄN XUÂN QUANG, NGUYỄN VĂN CHƯƠNG i n r -Ký sinh trùng-C n r ng Q y h n Ở Miền Trung-Tây Nguyên có mặt 2 loài vector chính truyền bệnh sốt rét là An. dirus và An. minimus cùng một số loài khác được coi là vector phụ. Trong một thời gian dài, các loài thuộc các nhóm loài gần gũi nhau về hình thái như nhóm loài Minimus, nhóm loài Dirus luôn gây ra sự khó khăn trong định loại. Sự nhầm lẫn giữa các loài gần gũi nhau cho ra những dẫn liệu và nhận xét thiếu chuẩn xác về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính cũng như vai trò vector truyền bệnh của từng loài trong các nhóm loài trên. Khả năng của một loài muỗi trở thành một vector truyền bệnh mang bản chất sinh học và mối quan hệ giữa Người-KSTSR-Muỗi đã được hình thành trong lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, vai trò của các loài vector ở các địa phương khác nhau thể hiện với các mức độ khác nhau; mà một trong các nguyên nhân gây ra là sự thay đổi tập tính của muỗi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh môi trường cụ thể. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2012 Địa điểm nghiên cứu: Miền Trung gồm huyện Nam Trà Mi tỉnh Quảng Nam và huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên; Tây Nguyên gồm huyện Chư Pứ tỉnh Gia Lai và huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp thu thập côn trùng: Theo phương pháp của Viện Viện Sốt rét-Ký sinh trùngCôn trùng (SR-KST-CT) Trung ương (2011) và của HO (1994), bao gồm: Mồi người trong nhà và ngoài nhà suốt đêm; Bẫy đèn CDC trong và ngoài nhà suốt đêm; Soi muỗi trú đậu trong nhà ban ngày; Bắt muỗi ở chuồng gia súc ban đêm và bắt bọ gậy ở các loại thủy vực. Định loại dựa trên đặc điểm hình thái muỗi và bọ gậy theo bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt Nam (2008) của Viện SR-KST-CT Trung ương. Xác định các thành viên của các nhóm loài Dirus theo phương pháp Ngô Thị Hương và cs. (2001); xác định các thành viên của nhóm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.