TAILIEUCHUNG - Hiện trạng và diễn thế thực vật trong các hệ sinh thái nhân sinh huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hình thành sau tác động của chất diệt cỏ trong chiến tranh
Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng và sự biến đổi cấu trúc các quần xã thực vật đặc trưng khu vực huyện Gio Linh là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở giúp cho việc định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và lãnh thổ, đồng thời góp phần làm sáng tỏ cơ chế tác động và biến đổi của các quần xã thực vật rừng hình thành sau những tác động mạnh mẽ của CDC trong chiến tranh và những tác động tiêu cực khác từ phía con người. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN THẾ THỰC VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI NHÂN SINH HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ HÌNH THÀNH SAU TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT DIỆT CỎ TRONG CHIẾN TRANH NGUYỄN ĐĂNG HỘI, KUZNETSOV ., KUZNETSOVA . Tr ng hi i i -Nga Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng hàng triệu lít chất độc hóa học (hay còn gọi là chất diệt cỏ) nhằm phát quang các vùng trọng yếu, phá huỷ mùa màng, tạo vành đai trắng ngăn cản sự tiến quân của quân đội nhân dân Việt Nam cũng như phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh hóa học có tính rộng lớn và lâu dài, bắt đầu từ năm 1961 đến năm 1971 trên hầu hết các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam. Đây cũng là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh trên thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, nhiều vùng rừng núi, trung du, đồng bằng đã bị tác động mạnh mẽ; nhiều diện tích rừng bị phá huỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều hợp phần của hệ sinh thái, trong đó có thực vật rừng [1, 4, 6]. Đây là một trong những nguyên nhân làm thay đổi nhiều hệ sinh thái rừng; biến những quần xã thực vật rừng nguyên sinh giàu có về trữ lượng gỗ, về đa dạng loài, phong phú tầng tán thành những quần xã rừng nhân sinh có trữ lượng nghèo kiệt, thậm chí trở thành trảng cỏ, trảng cỏ cây bụi mà đến nay vẫn còn phổ biến ở nhiều tỉnh phía Nam và Tây Nguyên nước ta [1, 4, 6]. Huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị là một "điểm nóng" về sự tàn phá của chiến tranh đối với tài nguyên và môi trường tự nhiên. Nhiều diện tích rừng tự nhiên đã biến mất vì chất diệt cỏ (CDC) và bom đạn. Hậu quả là qua nhiều thập niên nhưng dấu tích vẫn còn in đậm trên nhiều khu vực. Những diện tích chịu ảnh hưởng nặng nề của CDC trước hết phải kể đến là hàng chục nghìn hecta đất trống, trảng cỏ cây bụi hình thành sau chiến tranh vẫn còn tồn tại đến ngày nay [5, 6]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phá huỷ của CDC đối với rừng và tài nguyên rừng ở các vùng miền Nam Việt Nam [1,
đang nạp các trang xem trước