TAILIEUCHUNG - Độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của một số loài muỗi culicinae ở miền núi và trung du phía Bắc năm 2011-2012
Bài báo này trình bày hiện trạng kháng hóa chất của một số loài muỗi có vài trò truyền bệnh tại 23 điểm nghiên cứu ở 5 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh và tỉnh Hà Giang trong khoảng thời gian 2011 đến 2012. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐỘ NHẠY CẢM VỚI HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA MỘT SỐ LOÀI MUỖI Culicinae Ở MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU PHÍA BẮC NĂM 2011-2012 TRẦN THANH DƯƠNG, NGUYỄN VĂN DŨNG i n r t-Ký sinh trùng-C n r ng Tr ng ư ng Một số loài muỗi thuộc phân họ Culicinae (Culicidae, Diptera) tập trung ở hai giống Culex và Aedes có vai trò quan trọng trong việc truyền các bệnh Giun chỉ, Viêm não Nhật Bản, Sốt xuất huyết. Một số lượng lớn các hóa chất diệt côn trùng thuộc bốn nhóm hóa chất: Clo hữu cơ, Phốt pho hữu cơ, Các ba mát và Pyrethroid hàng năm được sử dụng trong nông nghiệp cũng như trong y tế ở Việt Nam đã gây áp lực chọn lọc đối với các quần thể muỗi. Một số loài muỗi Culicinae truyền bệnh chính ở Việt Nam như Culex tritaeniorhynchus, Cx. vishnui, Cx. quynquefasciatus, Ae. albopictus đã kháng với các hóa chất diệt côn trùng ở một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng Bắc và Trung Bộ. Mức độ kháng với hóa chất diệt côn trùng là khác nhau, phụ thuộc vào loài muỗi, loại hóa chất và khu vực. Bài báo này trình bày hiện trạng kháng hóa chất của một số loài muỗi có vài trò truyền bệnh tại 23 điểm nghiên cứu ở 5 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh và tỉnh Hà Giang trong khoảng thời gian 2011 đến 2012. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian Nghiên cứu được thực hiện tại 23 điểm thuộc 5 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh và tỉnh Hà Giang. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2012. 2. Phương pháp thu thập muỗi, bọ gậy Bọ gậy Aedes được thu thập trong các loại dụng cụ chứa nước: Bể, phi, chum, vại, lọ hoa, bát chống kiến, lốp xe, bát vỡ, vỏ đồ hộp. Bọ gậy Culex quynquefasciatus thu thập từ cống rãnh, dụng cụ phế thải quanh nhà tại các địa phương nghiên cứu. Bọ gậy của từng dụng cụ, từng loài được để riêng vận chuyển về phòng nuôi côn trùng, cho phát triển thành muỗi trưởng thành để phân loại dựa vào đặc điểm hình thái. Muỗi Cx. tritaeniorhynchus và Cx. vishnui tiến hành bắt trong chuồng gia
đang nạp các trang xem trước