TAILIEUCHUNG - Chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia ở châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhiều quốc gia ở châu Á như: Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện thành công chính sách phát triển làng nghề. Tiêu biểu là chính sách “Mỗi làng một nghề” được Nhật Bản thực hiện, sau đó lan rộng sang Thái Lan và nhiều nước khác. Bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề là kết hợp chính sách hỗ trợ của Chính phủ với nội lực của làng nghề. Chính phủ cần có chính sách như: đào tạo nghề, tín dụng, xúc tiến thương mại, khuyến khích làng nghề có năng lực xuất khẩu và nhân rộng làng nghề hiệu quả. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở sản xuất ở làng nghề phải nỗ lực phát triển năng lực thiết kế, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, có kế hoạch phát triển kinh doanh và liên kết với nhau qua Hiệp hội làng nghề. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia ở châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Huỳnh Đức Thiện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Nhiều quốc gia ở châu Á như: Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện thành công chính sách phát triển làng nghề. Tiêu biểu là chính sách “Mỗi làng một nghề” được Nhật Bản thực hiện, sau đó lan rộng sang Thái Lan và nhiều nước khác. Bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề là kết hợp chính sách hỗ trợ của Chính phủ với nội lực của làng nghề. Chính phủ cần có chính sách như: đào tạo nghề, tín dụng, xúc tiến thương mại, khuyến khích làng nghề có năng lực xuất khẩu và nhân rộng làng nghề hiệu quả. Bên cạnh đó, mỗi cơ sở sản xuất ở làng nghề phải nỗ lực phát triển năng lực thiết kế, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, có kế hoạch phát triển kinh doanh và liên kết với nhau qua Hiệp hội làng nghề. Từ khóa: làng nghề, chính sách phát triển làng nghề, làng nghề ở Nhật Bản, làng nghề ở Trung Quốc, làng nghề ở Việt Nam 1. Đặt vấn đề Từ sau khi thực hiện Đổi mới (1986) đất nước, làng nghề của Việt Nam cũng đã có sự chuyển biến tích cực. Nhiều nghề, làng nghề được khôi phục và phát triển mạnh như: nghề gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, thêu ren, dệt lụa và các ngành nghề khác như: bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh, dệt may đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự biến đổi đó đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của đất nước, đời sống của người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, phát triển nghề, làng nghề vẫn mang tính tự phát. Nhiều làng nghề không đủ vốn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.