TAILIEUCHUNG - Ngữ pháp, ngữ nghĩa của “thôi” , “ngừng”

Bài viết này phân tích so sánh ngữ pháp và ngữ nghĩa của “thôi” và “ngừng” – hai vị từ biểu hiện sự tình kết thúc của tiếng Việt. Trong đó, vấn đề giá trị thể của hai vị từ sẽ được quan tâm ở mức độ cần thiết. “Thôi” và “ngừng” có nhiều thuộc tính cú pháp-ngữ nghĩa chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Ngữ pháp, ngữ nghĩa của “thôi”, “ngừng” Nguyễn Vân Phổ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Bài viết này phân tích so sánh ngữ pháp và ngữ nghĩa của “thôi” và “ngừng” – hai vị từ biểu hiện sự tình kết thúc của tiếng Việt. Trong đó, vấn đề giá trị thể của hai vị từ sẽ được quan tâm ở mức độ cần thiết. “Thôi” và “ngừng” có nhiều thuộc tính cú pháp-ngữ nghĩa chung, nhưng cũng có nhiều khác biệt. Cả hai cùng diễn đạt sự “không tiếp tục” hoặc “không tái diễn” một hoạt động/quá trình; nhưng không giống như “thôi” – chỉ một sự kết thúc, “ngừng” có thể hàm ý một sự tiếp diễn sự tình đang nói đến. Cả hai tiền giả định một sự tình đang diễn ra. Nhưng “thôi” cũng có thể nói về một sự tình dự định, còn “ngừng” thì không thể. “Thôi” biểu hiện một sự tình Hoạt động hay Trạng thái; còn “ngừng” có thể biểu hiện một sự tình Hoạt động, Trạng thái hoặc Đoạn tính hữu đích. Cả hai đều có thể đi trước một bổ ngữ là ngữ vị từ. Nhưng với “thôi” thành phần bổ ngữ đó có tính [+động] [+chủ ý], trong khi với “ngừng” lại có tính [+động] [±chủ ý]. “Thôi” và “ngừng” cho thấy nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Từ khóa: thôi, ngừng, thể kết thúc Trong kho từ vựng tiếng Việt có nhiều đơn vị diễn đạt nghĩa “không tiếp tục” hay “không tiếp diễn” một hành động, quá trình. Trong đó, thôi và ngừng là hai từ thường gây khó khăn và nhầm lẫn cho người nước ngoài học tiếng Việt. Đây cũng là hai từ hầu như chưa được các tài liệu ngôn ngữ học quan tâm giải thích, nếu không tính đến các quyển từ điển đơn ngữ – vốn rất cô đọng, khó sử dụng. Bàn về khái niệm “kết thúc”, “không tiếp tục”, “không tiếp diễn” một hành động, quá trình (và những khái niệm có liên quan), ngôn ngữ học thường khảo sát dưới góc độ thể (aspectual value). Do mục đích ứng dụng và do khuôn khổ có hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa của hai từ trên, trong đó thể cũng sẽ được bàn đến ở một mức độ cần thiết. Trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.