TAILIEUCHUNG - Những chính sách trọng cung nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

Nội dung của bài viết trình bày về cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và điều kiện trong nước hiện nay để đưa ra khuyến nghị rằng Việt Nam cần chú trọng hơn tới các chính sách trọng cung. Các định hướng chính sách trọng cung được đưa ra ở cả cấp độ vĩ mô cũng như vi mô/ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường và ngành, cải thiện tổng cung tiềm năng, và do vậy có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao và bền vững hơn của thu nhập quốc dân trong tương lai. | NHỮNG CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: Tóm tắt: Bài viết này xem xét cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và điều kiện trong nước hiện nay để đưa ra khuyến nghị rằng Việt Nam cần chú trọng hơn tới các chính sách trọng cung. Các định hướng chính sách trọng cung được đưa ra ở cả cấp độ vĩ mô cũng như vi mô/ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường và ngành, cải thiện tổng cung tiềm năng, và do vậy có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao và bền vững hơn của thu nhập quốc dân trong tương lai. Từ khoá: Lý thuyết trọng cung và tăng trưởng kinh tế 1. Lý thuyết kinh tế học trọng cung và kinh nghiệm thực tiễn Kinh tế học trọng cung (supply–side economics) là lý thuyết kinh tế quan tâm đến các yếu tố quyết định sản lượng tiềm năng của nền kinh tế và sự thay đổi của nó theo thời gian. Nhánh lý thuyết này cho rằng “phát triển cung là chìa khoá của thịnh vượng” (Krueger, 2010). Trọng tâm của chính sách kinh tế trọng cung là làm thế nào để làm tăng các yếu tố sản xuất như lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Một khi các chính sách này thành công, nó sẽ đẩy đường tổng cung sang bên phải, giúp tăng tổng cầu nhưng không làm tăng giá cả. Trong các thập niên 1950s đến 1970s, hầu hết các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều áp dụng lý thuyết quản lý tổng cầu của trường phái Keynes để thúc đẩy tăng trưởng. Với các nước phát triển, trọng tâm của lý thuyết quản lý tổng cầu là các chính sách toàn dụng lao động. Họ tin rằng, nếu đạt và duy trì được toàn dụng lao động thì nền kinh tế sẽ tự động đạt được tăng trưởng cao. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần phải có đủ nguồn lực để chủ động thực hiện các chính sách chi tiêu kích thích nền kinh tế. Hệ quả sau đó là chính phủ phải thực hiện các chính sách thuế, phí cao, tăng điều tiết các ngành kinh tế, và trực tiếp sở hữu và quản lý nhiều doanh nghiệp trong những ngành

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    164    3    23-12-2024
309    138    0    23-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.