TAILIEUCHUNG - Đánh giá biến động bờ sông Khu vực Vàm Nao
Sạt lở bờ sông đã và đang gây nhiều thiệt hại cho cuộc sống người dân khu vực ven sông. Vì vậy những nghiên cứu đánh giá xu thế biến động đường bờ sông và lòng dẫn có ý nghĩa thực tiễn. Công nghệ viễn thám (RS) và hệ thông tin địa lý (GIS) là những phương pháp tiến bộ, đánh giá chính xác biến động lòng dẫn theo cả chiều ngang và chiều sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bờ sông khu vực Vàm Nao được bồi tụ và sạt lở theo quy luật khá rõ ràng. Tốc độ sạt lở đang giảm dần trong 10 năm trở lại đây. Nhưng địa hình lòng dẫn khu vực này diễn biến khá phức đặc điểm về thủy văn dòng chảy, hình thái lòng dẫn, cấu tạo địa chất yếu và một số hoạt động nhân sinh là nguyên nhân gây ra sạt lở tại khu vực này. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ M2- 2015 Đánh giá biến động bờ sông Khu vực Vàm Nao Phạm Đức Anh Huy Trần Tuấn Tú Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM. (Bài nhận ngày 24 tháng 08 năm 2015, nhận đăng ngày 09 tháng 11 năm 2015) TÓM TẮT Sạt lở bờ sông đã và đang gây nhiều thiệt hại cho cuộc sống người dân khu vực ven sông. Vì vậy những nghiên cứu đánh giá xu thế biến động đường bờ sông và lòng dẫn có ý nghĩa thực tiễn. Công nghệ viễn thám (RS) và hệ thông tin địa lý (GIS) là những phương pháp tiến bộ, đánh giá chính xác biến động lòng dẫn theo cả chiều ngang và chiều sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bờ sông khu vực Vàm Nao được bồi tụ và sạt lở theo quy luật khá rõ ràng. Tốc độ sạt lở đang giảm dần trong 10 năm trở lại đây. Nhưng địa hình lòng dẫn khu vực này diễn biến khá phức đặc điểm về thủy văn dòng chảy, hình thái lòng dẫn, cấu tạo địa chất yếu và một số hoạt động nhân sinh là nguyên nhân gây ra sạt lở tại khu vực này. Từ khóa: Sạt lở bờ sông, bồi tụ, biến động lòng dẫn, viễn thám, hệ thông tin địa lý. 1. MỞ ĐẦU Sông Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam với lưu lượng trung bình là 13650m3/s theo 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu, tỉ lệ phân lưu lượng nước trung bình tại Tân Châu và Châu Đốc lần lượt là 80% - 20%. Sau khi sông Hậu nhận nước từ sông Tiền qua dòng Vàm Nao, lưu lượng trung bình của 2 con sông tương đương nhau (51% và 49%) [1]. Như vậy, sông Vàm Nao chuyểnmột lượng nước lớn từ sông Tiền về sông Hậu. Tuy nhiên vào mùa cạn, dòng chảy trên sông Vàm Nao thay đổi theo thủy triểu, vì vậy chế độ thủy văn khu vực này tương đối phức tạp. Từ đầu năm 2013, trên sông Hậu thuộc địa phận xã Bình Thủy huyện Châu Phú, gần ngã 3 hợp lưu với sông Vàm Nao, có hoạt động khai thác cát. Mỏ cát này khai thác không lâu (đến khoảng giữa năm 2014) thì vấp phải sử phản đốigay gắt của người dân xã Bình Thủy, cho rằng khai thác cát sông là nguyên nhân gây sạt lở tại đây. Sạt lở bờ sông là một vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc khai thác cát cũng đang
đang nạp các trang xem trước