TAILIEUCHUNG - Alexandre de Rhodes và vấn đề từ loại trong tiếng Việt

Trong công trình này, tác giả đã nhận diện ra hai biểu hiện cơ bản phản ánh đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt: khả năng kết hợp từ và hư từ qua việc miêu tả về “từ đặt thêm” và các tiểu từ. Mời các bạn tham khảo! | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Alexandre de Rhodes và vấn đề từ loại trong tiếng Việt Huỳnh Bá Lân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài) trong Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt-Bồ-La) của Alexandre de Rhodes là một trong những văn bản cổ nhất có đề cập về những vấn đề liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả đã nhận diện ra hai biểu hiện cơ bản phản ánh đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt: khả năng kết hợp từ và hư từ qua việc miêu tả về “từ đặt thêm” và các tiểu từ. Từ khóa: Alexandre de Rhodes, Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài, khả năng kết hợp từ, hư từ, tiểu từ 1. Nhận xét chung Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài1 (Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio) Tên tuổi của Alexandre de Rhodes, một trong những người được xem là sáng tạo chữ quốc ngữ, gắn liền với công trình Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, 1651). Trong cuốn từ điển này, dù chỉ chiếm dung lượng khiêm tốn, 31/521 trang, nhưng Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài (Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio) có thể được xem là ấn phẩm xuất hiện sớm nhất liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt mà đến nay Việt ngữ học có được (ít ra là dễ dàng tiếp cận được). Khái luận (gọi tắt của Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài), trước hết, có lẽ đã được hoàn thành với tư cách như là phần giới thiệu khái lược về chữ viết và cơ cấu ngữ pháp của một ngôn ngữ xa lạ (tiếng Việt) trong ba ngôn ngữ mà Từ điển 1 Theo cách dịch của Nguyễn Khắc Xuyên trong Ngữ pháp của Đắc Lộ 1651, NXB Thời Điểm,1993. Bài viết này đã sử dụng bản dịch Khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài trong Ngữ pháp của Đắc Lộ 1651 và có đối chiếu với nguyên bản Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio. Việt-Bồ-La đối chiếu (tiếng Việt, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
9    210    0    28-03-2024
34    198    1    28-03-2024
20    241    2    28-03-2024
8    162    0    28-03-2024
10    148    0    28-03-2024
23    147    0    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.