TAILIEUCHUNG - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Lấp Vò 3
Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Lấp Vò 3 dành cho các bạn học sinh lớp 12 đang có nhu cầu tìm tì liệu ôn tập. Tham khảo đề thi để các bạn nắm chắc kiến thức Ngữ văn đã học, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề. | TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3 TỔ NGỮ VĂN ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I KHỐI 12 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC – HIỂU () Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có người dùng truy cập mạng xã hội Facebook trên thế giới, theo khảo sát mới vừa công bố của GlobalWebIndex trên tạp chí Economist. Tại sao với một quốc gia mà mọi thông tin trên Internet chưa hoàn toàn được mở cửa với người dùng như Việt Nam, thì nhu cầu sử dụng mạng xã hội lại cao như vậy? Cụ thể người dân làm gì ở trên mạng xã hội? Câu trả lời, nếu đơn giản nhất sẽ là: chia sẻ thông tin, đời sống cá nhân và kết nối cộng đồng. Nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ trí thức bắt đầu biết cách sử dụng mạng xã hội như một phương tiện truyền thông riêng để chia sẻ hình ảnh, góc nhìn đời sống, truyền tải thông tin và đưa ra thông điệp xã hội với tư cách những công dân thực thụ. Nhiều người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện quảng bá trong kinh doanh hay xây dựng hình ảnh cá nhân, từ đó tác động đến đại chúng một cách hiệu quả. Nhiều dự án từ thiện cộng đồng, tiếng nói dân sự xã hội được tập hợp, bắt đầu từ trên mạng xã hội Mức độ người Việt Nam “nghiện Facebook” có lẽ nhiều hơn dữ liệu mà GlobalWebIndex thu thập được. Điều đó phản ánh một nhu cầu truyền thông, nhu cầu về tiếng nói cá nhân trong xã hội. Ngay trong mục đích chia sẻ sở thích, đời sống như xem phim, đọc sách, nuôi con, du lịch trên mạng xã hội, cũng đã cho thấy người dùng mong muốn xác lập sự hiện hữu của họ trong cái thế giới mà vai trò, vị thế và tiếng nói cá nhân không phải bao giờ cũng được thừa nhận một cách đầy đủ. Tuy nhiên, cũng như trong đời sống văn minh, với một không gian văn hóa mà mỗi người tìm thấy sự chủ động, tự do và biết tôn trọng những tiếng nói khác biệt, thì nên lạc quan và hiểu rằng, văn hóa hành xử hay chất lượng những chia sẻ rồi sẽ được hình thành nơi mỗi người sống trên mạng xã hội qua thời gian. (Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vì sao người Việt
đang nạp các trang xem trước