TAILIEUCHUNG - Ebook Ngôn ngữ học đối chiếu - Phần 2

(BQ)Ebook Ngôn ngữ học đối chiếu được biên soạn nhằm mục đích giới thiệu một phân ngành ngôn ngữ học có giá trị ứng dụng cao, được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Cuốn sách tiếp thu thành quả ngôn ngữ đối chiếu các ngôn ngữ từ nhiều khuynh hướng khác nhau trên thế giới cũng như Việt Nam. | Chương 4 CÁC nguyên tắc và phương pháp NGHIÊN CỨU ĐÒI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ 1. Các nguyên tắc nghiên cứu dối chiếu các ngôn ngữ Trên cơ sở những nghiên cứu của z. Harris 1963 c. James 1980 u. Jusupov 1989 T. Krzeszowski 1990 V. Solnsev 2001 . và thực tiễn nghiên cứu của bản thân chúng tôi nhận thấy trong quá trình nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ cần tuân thủ một số nguyên tác cơ bản sau đây. Nguyên tắc 1 Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Nói chung việc so sánh không thể thực hiện được nếu trước khi so sánh các đối tượng được so sánh chưa được miêu tả. Đôì với việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ cũng vậy. Bước miêu tả này tuy chỉ là sự chuẩn bị nhưng là một công đoạn quan trọng của quá trình đôì chiếu vì nó cung cếp đầu vào cho sự đối chiếu. Nói cách khác nghiên cứu đối chiếu được bắt đầu từ nơi mà việc miêu tả kết thúc. Kết quả đối chiếu trước hết phụ thuộc vào đầu vào này. Miêu tả trước rồi mới đến đốỉ chiếu là một trong những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận của việc phân tích đối chiếu theo quan điểm truyền thống nghĩa là không theo quan điểm của ngữ pháp tạo sinh chi tiết về thủ tục phân tích đối chiếu theo quan điểm ngữ pháp tạo sinh xin xem Krzeszowski 1990 . 132 aùl MẠNH HÙNG Có thể coi công trình của M. Hudson w. Lu 2003 là một dẫn chứng khá điển hình cho việc triển khai các bước phân tích đối chiếu theo nguyên tẩc này. Đây là công trình nghiên cứu đối chiếu tiểu từ cuối câu ne trong tiếng Nhật và ba trong tiếng Hán. Cấu trúc của công trình bao gồm những phần sau 1. Dẫn nhập 2. Các chức năng của ne trong tiếng Nhật và ba trong tiếng Hán . Các chức năng của ne trong tiếng Nhật . Các chức năng của ba trong tiếng Hán 3. So sánh ne và ba . Những điểm giống nhau . Những điểm khấc nhau . So sánh từ góc độ người làm chủ thông tin 4. ne và ba phân tích theo mô hình diễn ngôn của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.