TAILIEUCHUNG - Tối ưu hóa nguồn carbon và nitrogen cho sản xuất chế phẩm trợ sinh từ Streptomyces sp. A1 đối kháng với Vibrio harveyi V7 gây bệnh trên tôm nuôi ở Thừa Thiên Huế
Trên thực tế, đã phân lập được chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 có khả năng đối kháng với Vibrio sp. V7 gây bệnh từ trầm tích ao nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế [4]. Những kết quả đạt được trình bày trong bài báo này sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất chế phẩm trợ sinh ứng dụng vào thực tiễn nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 TỐI ƯU HÓA NGUỒN CARBON VÀ NITROGEN CHO SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRỢ SINH TỪ Streptomyces sp. A1 ĐỐI KHÁNG VỚI Vibrio harveyi V7 GÂY BỆNH TRÊN TÔM NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ NGÔ THỊ TƯỜNG CHÂU Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia i PHẠM THỊ NGỌC LAN Trường i h Kh a h ih Bệnh do Vibrio spp. (vibriosis) được xem là bệnh vi khuẩn có tính hệ thống ở tôm sú và tôm ấu trùng trong các trại sản xuất giống [1, 2]. Một số giải pháp nhằm kiểm soát các bệnh do Vibrio spp. gây ra trên tôm đã được đề nghị và áp dụng. Việc bổ sung những lượng đáng kể các loại thuốc kháng sinh và hóa chất vẫn là giải pháp được chọn lựa cho mục đích kiểm soát dịch bệnh do Vibrio spp. trong nuôi tôm. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh hay các hóa chất để diệt khuẩn, một số vi khuẩn mang gen kháng có thể sống sót, phát triển và chuyển khả năng kháng này sang thế hệ sau hay chuyển trực tiếp sang cơ thể khác của cùng loài. Từ đó, tạo ra các dòng vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh rất nguy hiểm [3, 5]. Vì vậy, như là một giải pháp thay thế trong quản lý bệnh do Vibrio spp., việc ứng dụng các tác nhân kiểm soát sinh học, đặc biệt là các chế phẩm đối kháng đã được đề nghị [6]. Trên thực tế, chúng tôi đã phân lập được chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. A1 có khả năng đối kháng với Vibrio sp. V7 gây bệnh từ trầm tích ao nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế [4]. Những kết quả đạt được trình bày trong bài báo này sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc sản xuất chế phẩm trợ sinh ứng dụng vào thực tiễn nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Xác định nguồn carbon (C) và nitrogen (N) tối ưu: Bổ sung riêng biệt các nguồn C (tinh bột, glucose, maltose, lactose, saccharose với các nồng độ 8-13g/L) và N (casein, urea, NH4Cl, NH4NO3 (NH4)2SO4 với các nồng độ 0,1-0,6g/L) vào môi trường SCB (Starch Casein Broth) cơ sở đã được khử trùng ở 121oC, 15 phút bằng cách sử dụng màng lọc cellulose acetate có kích thước lỗ 0,22µm. Cấy giống xạ khuẩn vào môi trường nuôi cấy .
đang nạp các trang xem trước