TAILIEUCHUNG - Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y

Nội dung bài viết "Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y" của Bùi Thị Tho trình bày đại cương về thuốc kháng sinh, nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị liệu, cơ sở của việc chọn thuốc trong điều trị, nguyên tắc phối hợp kháng sinh trong điều trị, và tác dụng không mong muốn của thuốc kháng sinh. | THUỐC KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y BÙI THỊ THO I. ĐẠI CƯƠNG Fleming 1929, lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu có lẫn nấm Penicillium các khuẩn lạc gần đó sẽ không phát triển được. Năm 1939, Florey và Chain đã chiết xuất được từ nấm đó chất Penicillin dùng trong điều trị bệnh. Sau này, đặc biệt sau hai thập kỷ cuối thế kỷ XXI, công nghệ sinh học và hóa dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra rất nhiều loại kháng sinh mới. Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, phần lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng (cả in vitro và in vitro) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm. Kháng sinh có thể làm thay đổi hình dạng, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein, kìm hãm sự tạo thành vách của vi khuẩn. Ngược lại một số vi khuẩn có kháng thể kháng với kháng sinh. Kháng sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng sinh diệt khuẩn sẽ hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn. Trong điều trị thường dựa vào tỷ lệ sau để chọn thuốc: Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) Tỷ lệ = Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC) Tỷ số này nếu ˃ 4 là kháng sinh kìm khuẩn; nếu ≈ 1 là kháng sinh diệt khuẩn. Ngày nay cũng còn những chất hóa dược có kiểu tác dụng giống như kháng sinh hay bắt trước kháng sinh (antibiomimeties). Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gồm: Sulphonamide, Tatracycline, Chloramphenicol, Erythromycin, Novobiocin, Trimethoprim và Sulphonamides, Tiamulin, . Kháng sinh diệt khuẩn gồm: Penicillin và các thuốc thuộc nhóm ß-lactamin, Streptomicin, Framomycin, Colistin, Kanamicin, Vancomycin, Bacitracin, . Tuy nhiên khả năng diệt khuẩn hay ức chế vi khuẩn còn phụ thuộcvào nồng độ kháng sinh. Nhiều loại thuốc khi tăng nồng độ sử dụng, thuốc từ nhóm ức chế sẽ chuyển sang nhóm diệt khuẩn. Cụm từ “ kháng sinh là chất không hoặc ít gây hại cho vật chủ” .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.