TAILIEUCHUNG - Tính đa dạng của oribatida ở Vườn Quốc Phong Nha-Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida, đa dạng thành phần loài, chỉ số đa dạng, đặc điểm phân bố và những thay đổi của cấu trúc này liên quan tới các kiểu sinh cảnh tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; góp phần bổ sung đầy đủ dẫn liệu cho khu hệ Oribatida Việt Nam cũng như cho những nghiên cứu sinh học chỉ thị và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 TÍNH ĐA DẠNG CỦA Oribatida Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN HẢI TIẾN Trường i h Y Th i nh VŨ QUANG MẠNH Trường i h ư h i Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng ở khu vực Trung tâm Trung Trung Bộ của Việt Nam, nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt-Lào. Tọa độ địa lý từ: 170 21’12”-170 39’44” vĩ độ Bắc, 1050 57’53”-1060 24’19” kinh độ Đông. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình có diện tích rừng nguyên sinh vô cùng lớn với tính đa dạng sinh học cao, điều đó được thể hiện qua sự đa dạng về sinh cảnh: Núi đá vôi, núi đất, sinh cảnh trong các thung lũng, sinh cảnh hang động. Sự đa dạng đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với những nghiên cứu tương đối đồng đều về khu hệ động, thực vật của VQG như: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. nhưng riêng khu hệ động vật Oribatida chưa được quan tâm nghiên cứu. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida, đa dạng thành phần loài, chỉ số đa dạng, đặc điểm phân bố và những thay đổi của cấu trúc này liên quan tới các kiểu sinh cảnh tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; góp phần bổ sung đầy đủ dẫn liệu cho khu hệ Oribatida Việt Nam cũng như cho những nghiên cứu sinh học chỉ thị và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp nghiên động vật đất chuẩn quốc tế trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975. Thu mẫu: Mẫu đất được thu từ 5 loại sinh cảnh chính gồm: (a) Rừng tự nhiên, (b) Rừng nhân tác, (c) Đất canh tác, trảng cỏ cây bụi, (d) Cây gỗ, cây bụi trên đất bồi tụ ven sông suối, (e) và thu trong 2 mùa trong năm là: (A) mùa khô và (B) mùa mưa tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình trong các năm từ 2008 đến 2012. Mẫu được thu bằng hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ (5 5 10)cm3, với diện tích mặt đất 25cm2, thu 3-5 lần lặp lại; theo hai tầng sâu
đang nạp các trang xem trước