TAILIEUCHUNG - Bài 4 : Dãy điện hóa của kim loại

Tham khảo tài liệu bài 4 : dãy điện hóa của kim loại , tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bài 4 : Dãy điện hóa của kim loại Bài 1 : Cho các phản ứng hóa học sau : Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu ; Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ Nhận xét nào sau đây sai ? A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+. C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+. Bài 2 : Dãy gồm các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là : A. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. C. Zn2+, Fe2+, Cu2+, Ag+. D. Fe2+, Zn2+, Cu2+, Ag+. Bài 3 : Biết thứ tự của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion như sau : Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ? A. Ag+ + Fe2+. B. Ag+ + Cu. C. Cu + Fe3+. D. Cu2+ + Fe2+. Bài 4: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ? A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4 C. AgNO3. D. MgCl2 Bài 5 : Dãy gồm các kim loại chỉ khử được Fe(III) về Fe(II) trong dung dịch muối là : A. Mg, Al. B. Fe, Cu. C. Cu, Ag. D. Mg, Fe. Bài 6 : Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4 Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng ? A. X gồm Zn, Cu. B. Y gồm FeSO4, CuSO4 C. Y gồm ZnSO4, CuSO4 D. X gồm Fe, Cu. Bài 7 : Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng ? A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag. Bài 8 : Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là A. Cu, Al, Mg. B. Ag, Mg, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Ag, Mg. Bài 9 : Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Bài 10 : Trong số các kim loại Mg, Fe, Cu, kim loại có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch Fe(NO3)3 là A. Mg. B. Mg và Cu. C. Fe và Mg. D. Cu và Fe. Bài 11 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Tài liệu khóa học: Luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm hóa học – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.