TAILIEUCHUNG - Đa dạng động vật không xương sống cỡ lớn và cá tại khu vực Tây Nguyên và các loài có nguy cơ bị đe dọa

Nội dung bài viết trình bày đa dạng động vật không xương sống cỡ lớn và cá tại khu vực Tây Nguyên và các loài có nguy cơ bị đe dọa. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN VÀ CÁ TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN VÀ CÁC LOÀI CÓ NGUY CƠ BỊ ĐE DỌA LÊ HÙNG ANH, NGUYỄN ĐÌNH TẠO, ĐỖ VĂN TỨ, NGUYỄN TỐNG CƯỜNG i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng của những loài động vật, thực vật bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam và có gần loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều tác nhân khác nhau đã tác động làm thay đổi nơi sống, sinh cảnh cũng như đe doạ tới đời sống của các loài động vật, thực vật, kể cả những đối tượng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Gần đây, trong quá trình tham gia thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “Điều tra, đánh giá các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ nhằm tu chỉnh Sách Đỏ Việt Nam”, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu, mẫu vật và có được thông tin quan trọng cho tình trạng phân bố của các loài cá, động vật không xương sống cỡ lớn đặc hữu và quý hiếm ở Tây Nguyên. Đây là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này nhằm góp phần cho việc tu chỉnh Sách Đỏ Việt Nam hiện đang thực hiện. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tập hợp các dẫn liệu, các công trình nghiên cứu trước đây. Điều tra, khảo sát thu thập mẫu bổ sung trong các năm 2011-2013 ở các khu vực: Vườn Quốc gia (VQG) Chư Mom Ray, VQG Kon Ka Kinh, VQG York Đôn và VQG Chư Yang Sin. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Động vật không xương sống nước ngọt Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở Tây Nguyên có 60 loài động vật đáy (bao gồm 17 loài giáp xác, 43 loài trai ốc), đáng lưu ý là có 5 loài được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Số lượng loài động vật không xương sống nước ngọt trên toàn lãnh thổ nước ta đã từng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là không lớn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    198    1    28-03-2024
42    171    1    28-03-2024
15    174    0    28-03-2024
37    128    0    28-03-2024
10    112    0    28-03-2024
10    108    0    28-03-2024
5    118    0    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.