TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài ve sầu (Homoptera, Cicadidae) ở khu vực Tây Nguyên

Trong bài báo này đưa ra kết quả điều tra về thành phần và sự phân bố của các loài ve sầu ở khu vực Tây Nguyên. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI VE SẦU (Homoptera, Cicadidae) Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN i n n PHẠM HỒNG THÁI i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Tây Nguyên là một trong số những khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm thực vật đa dạng. Mặc dù vậy, nơi đây hầu như chưa có một nghiên cứu nào về họ ve sầu Cicadidae. Cho đến nay, ở Việt Nam đã ghi nhận 132 loài thuộc 47 giống, 3 phân họ ve sầu họ Cicadidae (Phạm Hồng Thái, 2004; Pham & Yang, 2009; Pham et al., 2010; Pham & Yang, 2010; Pham & Yang, 2011a, b; Pham et al., 2011; Pham & Yang, 2012; Pham et al., 2012a, b). Những dẫn liệu của ve sầu ở khu vực Tây Nguyên còn rất ít. Gần đây đã có 3 loài được mô tả là mới cho khoa học mà mẫu vật của chúng thu được trong khu vực (Purana trui Pham et al., 2012, Pomponia daklakensis Sanborn, 2009 và Haphsa bicolora Sanborn, 2009). Trong bài báo này chúng tôi đưa ra kết quả điều tra về thành phần và sự phân bố của các loài ve sầu ở khu vực Tây Nguyên. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong công trình này, dựa trên những mẫu vật chúng tôi thu được trong thời gian 20 năm trở lại đây, hiện đang được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hệ thống các loài ve sầu đầu dài đã ghi nhận ở Tây Nguyên dựa trên hệ thống phân loại của Moulds (2005), cùng với mẫu vật nghiên cứu và dẫn liệu phân bố của chúng. Các loài mới cho khu hệ Việt Nam được ghi chú bởi dấu (*), các loài mới lần đầu tiên ghi nhận ở Tây Nguyên được ghi chú bởi dấu (**). Các từ viết tắt trong bài báo gồm: VQG (Vườn Quốc gia), KBTTN (Khu Bảo tồn thiên nhiên), IEBR (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), NTM (người thu mẫu). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân tích sự phân bố của các loài, bước đầu chúng tôi nhận thấy, trong các loài ve sầu bắt gặp ở khu vực nghiên cứu, có một loài có phân bố rộng ở trên cả nước là Huechys sanguinea (De Geer, 1773); 16 đã bắt gặp ở các vùng khác của Việt Nam, tuy nhiên, đây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.