TAILIEUCHUNG - Học phần Thực tập Sinh lý thực vật: Bài 2 Trao đổi nước của thực vật

Học phần Thực tập Sinh lý thực vật Bài 2 Trao đổi nước của thực vật trình bày về: Đo thế năng nước của mô thực vật bằng phương pháp cân, đo vận tốc tương đối của sự thoát hơi nước qua lá. ! | Nhóm: 2 Mã HP: NN130 PHÚC TRÌNH THỰC TẬP Học phần: Thực tập Sinh lý thực vật ; Mã HP: NN130 Bài 2: Trao Đổi Nước Của Thực Vật Nhóm 2: buổi sáng thứ năm. - Thành viên nhóm tham gia làm phúc trình: 1/ Phan Tuấn Kiệt MSSV B1603896 2/ Đoàn Thị Thì MSSV B1603843 3/ Dương Thị Cầm Thanh MSSV B1601169 4/ Nguyễn Thị Như Ý MSSV B1601183 5/ Đỗ Huỳnh Đức MSSV B1604402 6/ Phạm Nguyễn Quốc Triệu MSSV B1610419 7/ Trần Nhựt Khoa MSSV B1601069 * Nội dung phúc trình: Thực hành 2 thí nghiệm: 1/ Thí nghiệm 1: Đo thế năng nước của mô thực vật bằng phương pháp cân 2/ Thí nghiệm 2: Đo vận tốc tương đối của sự thoát hơi nước qua lá - Kết quả: Câu 1: - Nguyên tắc đo áp suất thẩm thấu ψ của mô củ sắn trong thí nghiệm 1: + Sự trao đổi nước ở mô thực vật được điều khiển bởi một lực gọi là thế năng năng nước hay tiềm năng nước, kí hiệu ψ, đơn vị: Mpa (1 Mpa = atm = 10 bar). Công thức tính ψ: ψ(nước)= ψp + ψs + ψ+ ψg Trong đó: ψp là thế năng tĩnh tác động lên tế bào hay dung dịch ψs là thế năng thẩm thấu của tế bào hay dung dịch, được tính theo định luật Van’t Hoff: ψs = - RTCs Trong đó: 1 Nhóm: 2 Mã HP: NN130 R= 273 (Hằng số khí) T: nhiệt độ tuyệt đối (K); T=273+t , t (oC): nhiệt độ phòng thí nghiệm, lấy t=30oC => T=273+30=303K Cs: hàm lượng chất tan trong dung dịch, mol/lít (M) ψg: lực của trọng lực tác động lên phân tử nước trong tế bào hay trong dung dịch. => Ở đây 2 yếu tố ψp và ψg có thể bỏ qua, ta chỉ xét đến yếu tố ψs . Tức là: ψ ≈ ψs + Dựa vào nguyên tắc ψs của tế bào bằng với ψs của dung dịch. Thế năng nước của mô thực vật sẽ bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch nào không gây sự sai biệt trọng lượng trước và sau khi cân. Cụ thể, nếu môi trường dung dịch bên ngoài tế nào là ưu trương so với môi trường bên trong tế bào thì nước sẽ đi từ tế bào ra ngoài, làm trọng lượng mô củ sắn giảm. Tương tự nếu môi trường là nhược trương thì nước sẽ đi từ ngoài vào trong tế bào, làm trọng lượng mô củ sắn tăng. Nếu môi trường là đẳng trương thì nước sẽ không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.