TAILIEUCHUNG - Trương Vĩnh Ký: Nhà văn hóa lỗi lạc
Nội dung bài viết trình bày về tiểu sử của nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký, sự nghiệp trước tác và sáng tác của Petrus Ký, những bằng chứng về sự nghiệp và phẩm chất của nhà hành chính Petrus Ký. | 1 Trương Vĩnh Ký: Nhà Văn Hóa Lỗi Lạc Lời giới thiệu : Bài viết “Trương Vĩnh Ký : Nhà văn hoá lỗi lạc” đã đăng trong Đặc San Quốc Gia Hành Chánh, Toronto, tỉnh Ontario , Canada vào dịp Xuân Kỷ Mẹo (1999). Bài này đã được đăng lại trong Đặc San Petrus Ký 2002 do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký Bắc California , USA thực hiện. Vào tháng 6 năm 2005, 3 cựu học sinh Petrus Ký là TS Trần Văn Đạt , Lê Thành Lân và Phạm Hồng Đảnh đã chủ biên tuyển lựa các bài viết về Petrus Ký trong nhiều thập niên qua để kết tập lại thành một tuyển tập lấy tên là “Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký”, đây là tựa bài viết của GS Thạc Sĩ Hồ Hữu Tường đã đăng trong tờ Bách Khoa số 404, ngày 5 tháng 9 năm 1974. Đây cũng là bài nói chuyện của GS Hồ Hữu Tường (1910-1980) tại trụ sở Trung Tâm Văn Bút Việt Nam ở Sài Gòn vào sáng ngày Chúa Nhật 28 tháng 07 năm 1974. Tuyển tập này gồm có 27 bài viết của 27 nhà biên khảo đầy uy tín như TS Trần Văn Đạt, Phạm Hồng Đảnh, GS TS Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thạch, GS Đổ Quang Vinh, GS Vũ Ký, Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Trấn, Quán Phong, GS Lê Văn Đặng, Tân Văn Hồng, GS Dương Ngọc Sum, Nguyễn Vy Khanh vv và tôi. Tuyển tập này dày 463 trang, khổ sách 14 cm x 21 cm. GS Nguyễn Vĩnh Thượng Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền phong trong việc phát triển chữ Quốc ngữ, và là Chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ Gia Định Báo là tờ báo và cũng là công báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Bên cạnh đó, Trương tiên sinh còn là nhà hành chánh lỗi lạc có nhiều khả năng chuyên môn cùng với nhiều đức tính đáng quý mến của một người cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu) như tinh thần duy lý, chí công vô tư, thanh liêm trong lúc thi hành nhiệm vụ. Trước khi tìm hiểu Trương tiên sinh trong lãnh vực hành chánh, tôi xin trình bày vắn tắt tiểu sử và sự 2 nghiệp văn hóa của ông để soi sáng một phần nào về con người của ông, một nhà minh triết sống trong thời kỳ mà lịch sử nước ta đã .
đang nạp các trang xem trước