TAILIEUCHUNG - Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và chất lượng môi trường: Bằng chứng thực nghiệm mới từ nghiên cứu 133 nước
Nội dung bài viết đã kiểm định ảnh hưởng của thu nhập, mức độ công nghiệp hóa và chất lượng thể chế đối với chất lượng môi trường được đo bằng chỉ số tổng hợp về thành tích môi trường (EPI). Nghiên cứu này đã đưa ra bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên rằng thu nhập, mức độ công nghiệp hóa và chất lượng của thể chế có tác động tích cực tới chất lượng môi trường. | Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và chất lượng môi trường: Bằng chứng thực nghiệm mới từ nghiên cứu 133 nước Trần Quang Tuyến* Ngày nhận: 21/5/2014 Ngày nhận bản sửa: 20/6/2014 Ngày duyệt đăng: 30/6/2014 Tóm tắt: Trong khi có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm về tác động của thu nhập bình quân đầu người tới các chỉ số đo lường các thành phần khác nhau của môi trường, có rất ít bằng chứng về tác động của thu nhập và mức độ công nghiệp hóa tới chỉ số tổng hợp đo lường chất lượng môi trường nói chung. Sử dụng bộ dữ liệu chéo từ 133 nước năm 2012, bài viết này đã kiểm định ảnh hưởng của thu nhập, mức độ công nghiệp hóa và chất lượng thể chế đối với chất lượng môi trường được đo bằng chỉ số tổng hợp về thành tích môi trường (EPI). Nghiên cứu này đã đưa ra bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên rằng thu nhập, mức độ công nghiệp hóa và chất lượng của thể chế có tác động tích cực tới chất lượng môi trường. Điều này hàm ý rằng phát triển kinh tế và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa có thể là cách thức hiệu quả để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước là quan trọng trong việc duy trì môi trường thể chế có chất lượng để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: mức độ công nghiệp hóa, chất lượng môi trường, EPI, thu nhập. 1. Giới thiệu Công nghiệp hóa là một quá trình mà thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một vùng thay đổi liên tục cùng với sự phát triển của công nghiệp và sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (Chen, Huang, & Zhong, 2006). Để gia tăng thu nhập, các quốc gia phải mở rộng quy mô sản xuất và do đó sử dụng nhiều năng lượng, nguyên vật liệu và tạo ra nhiều rác thải hơn (Meadows, Meadows, Randers, & Behrens, 1972). Việc gia tăng khai thác tài nguyên, tích tụ rác thải và tập trung ô nhiễm sẽ vượt quá khả năng hấp thụ của sinh quyển, làm suy giảm chất lượng môi trường và phúc lợi của con người mặc dù thu nhập có thể tăng cao. Do vậy, để bảo vệ môi trường cũng như chính hoạt động kinh tế thì tăng trưởng kinh
đang nạp các trang xem trước