TAILIEUCHUNG - Đặc tính âm phản hồi của cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá bạc má (rastrelliger kanagurta) và cá ngân (atule mate) dựa trên phương pháp phân tích đáp tuyến tần số

Số liệu thủy âm đa tần số thu thập bằng phương pháp nhốt cá trong lồng ở Cát Bà năm 2005 được sử dụng để phân tích đặc tính âm phản hồi theo tần số của cá Nục sồ, cá Bạc má và cá Ngân. Tổng số 168 chuỗi tín hiệu của cá Ngân, 291 của cá Nục và 53 của cá Bạc má đã được cô lập và sử dụng để xác định đáp tuyến tần số. Kết quả nghiên cứu cho thấy đáp tuyến tần số của cá Nục sồ, cá Bạc má và cá Ngân khác nhau hoàn toàn (Post Hoc Tukey Test, p | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 13, SOÁ T1 - 2010 ĐẶC TÍNH ÂM PHẢN HỒI CỦA CÁ NỤC SỒ (DECAPTERUS MARUADSI), CÁ BẠC MÁ (RASTRELLIGER KANAGURTA) VÀ CÁ NGÂN (ATULE MATE) DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁP TUYẾN TẦN SỐ Vũ Việt Hà Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng (Bài nhận ngày 01 tháng 10 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 17 tháng 03 năm 2010) TÓM TẮT: Số liệu thủy âm đa tần số thu thập bằng phương pháp nhốt cá trong lồng ở Cát Bà năm 2005 được sử dụng để phân tích đặc tính âm phản hồi theo tần số của cá Nục sồ, cá Bạc má và cá Ngân. Tổng số 168 chuỗi tín hiệu của cá Ngân, 291 của cá Nục và 53 của cá Bạc má đã được cô lập và sử dụng để xác định đáp tuyến tần số. Kết quả nghiên cứu cho thấy đáp tuyến tần số của cá Nục sồ, cá Bạc má và cá Ngân khác nhau hoàn toàn (Post Hoc Tukey Test, p<0,001). Sử dụng phương pháp phân tích phương trình biệt thức với các biến độc lập là đáp tuyến tần số ở 38 kHz, 120 kHz, 200 kHz và tiết diện âm phản hồi ở tần số 38 kHz cho phép phân biệt tín hiệu thủy âm của từng loài cá với độ chính xác 87%. Đáp tuyến tần số ở 38 kHz, 120 kHz và tiết diện âm phản hồi ở tần số 38 kHz là các biến độc lập quan trọng sử dụng để phân biệt tín hiệu âm phản hồi của các loài cá. Kết quả nghiên cứu mở ra một hướng mới trong việc áp dụng phương pháp thủy âm đánh giá nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam. Từ khóa: đặc tính âm phản hồi, chuỗi tín hiệu âm, đáp tuyến tần số, phương trình hàm biệt thức. 1. MỞ ĐẦU Phương pháp thủy âm đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu phân bố và ước tính trữ lượng các loài cá (Simmonds & MacLennan, 2005), nó được xem là phương pháp đánh giá nguồn lợi có độ chính xác khá cao, rút ngắn được thời gian điều tra và cung cấp nhanh các thông tin về hiện trạng nguồn lợi trong vùng biển nghiên cứu (Jennings et al., 2001). Nguyên lý của phương pháp dựa được trên quan hệ tuyến tính giữa năng lượng âm phản hồi và mật độ phân bố của cá trong khối nước (Foote, 1983; Gunderson, 1993). Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.