TAILIEUCHUNG - Giải bài Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) SGK Lịch sử 11

Tài liệu giải bài tập 1,2 trang 52 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921). Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) SGK Lịch sử 11 I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917. 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng. – Về chính trị: +Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. – Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. – Về xã hội: + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. 2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917: – Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rát. – Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. – Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích – Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. – Kết quả: + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết) + Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. + Nga trở thành nước Cộng hòa. – Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. – Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản) + Xô viết đại biểu (vô sản). b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917. * Hoàn cảnh : – Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản) + Xô viết đại biểu (vô sản) + Nên cục diện không thể kéo dài. – Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). – Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.