TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 11 SGK Lịch sử 10
Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2 trang 11 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo! | Bài tập 1 trang 11 SGK Lịch sử 10 Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc. Hướng dẫn giải bài 1 trang 11 SGK Lịch sử 10 Giải thích tính cộng đồng của thị tộc: Trong thị tộc, con cháu có thói quen tôn kính ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc. Yêu cầu của công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ đòi hòi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc (ví dụ : việc săn đuổi, săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh luôn đòi hỏi sự phân công lao động hợp lí, sự ""chung lưng đấu cật"", mỗi người mỗi việc, phối hợp ăn ý với nhau). Con người được hưởng thụ bằng nhau, vì thức ăn chưa kiếm được nhiều, chưa đều đặn, mọi người đều cùng phải cố gắng đế sinh tồn. Như vậy, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung. Bài tập 2 trang 11 SGK Lịch sử 10 Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào? Hướng dẫn giải bài 2 trang 11 SGK Lịch sử 10 Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội: Thứ nhất: chế độ tư hữu xuất hiện đã phá vỡ quan hệ cộng đồng vốn bình đẳng theo "nguyên tắc vàng" trong hàng triệu năm trước đó. Từ chỗ mọi thành viên đều bình đẳng trong lao động và phân chia sản phẩm thì nay đã bắt đầu có những bộ phận đặc quyền, chiếm đoạt làm của riêng các của cải (dư thừa của công xã, vì thế mà trở nên giàu có, hình thành đẳng cấp có địa vị, quyền lực và tài sản khác biệt với đại bộ phận còn lại. Đây là cơ sở của bất bình đẳng xã hội, hình thành các giai cấp và đẳng cấp. Thứ hai: tư hữu phá vỡ quan hệ cộng đồng, cũng đồng thời tác động đến hình thức tổ chức các gia đình và cơ chế vận hành của nó. Trước đây là các gia đinh mẫu hệ song do sự phát triển địa vị kinh tế, xã hội của người đàn ông mà vị thế của họ trong gia đình được nâng cao, trở thành trụ cột. Từ đó, xuất hiện các gia đình phụ hệ, con cái lấy theo họ cha. Để tham khảo toàn bộ nội dung các em .
đang nạp các trang xem trước