TAILIEUCHUNG - Phân tích tài liệu đo sâu điện vùng Tp. Hồ Chí Minh bằng phương pháp Zohdy
Nội dung chính của bài báo là giới thiệu bản đồ điện trở suất trung bình của các lớp đất đá thuộc vùng Tp. Hồ Chí Minh, được thành lập trên cơ sở xử lý, phân tích tự động đường cong đo sâu điện bằng phương pháp Zohdy, sử dụng các công thức truyền thống và thuật toán Dudás để tính điện trở suất trung bình, với một khối lượng khá lớn các điểm đo sâu điện đã được thực hiện trên diện tích Tp. Hồ Chí Minh. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 5 -2006 PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ĐO SÂU ĐIỆN VÙNG TP HỒ CHÍ MINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ZOHDY Nguyễn Thành Vấn(1), Nguyễn Thị Như Vương(1), Nguyễn Ngọc Thu(2) (1) Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (2) Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam (Bài nhận ngày 06 tháng 01 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 31 tháng 03 năm 2006) TÓM TẮT: Điện trở suất là một trong các tham số vật lý của vật chất, đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Thực tế cho thấy rất nhiều công trình, đặc biệt là các công trình ngầm được thi công ở các vùng bị nhiễm mặn, sau một thời gian thì các vật liệu bằng kim loại bị ăn mòn rất nhanh do ở đây điện trở suất của môi trường rất thấp. Vì vậy, trong lĩnh vực kỹ thuật, điện trở suất là một trong các yếu tố cần được xem xét nhằm đánh giá các quá trình làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm, bảo vệ các công trình có liên quan đến quá trình điện hóa, thiết kế các công trình chống sét và nối đất Nội dung chính của bài báo là giới thiệu bản đồ điện trở suất trung bình của các lớp đất đá thuộc vùng Tp. Hồ Chí Minh, được thành lập trên cơ sở xử lý, phân tích tự động đường cong đo sâu điện bằng phương pháp Zohdy, sử dụng các công thức truyền thống và thuật toán Dudás để tính điện trở suất trung bình, với một khối lượng khá lớn các điểm đo sâu điện đã được thực hiện trên diện tích Tp. Hồ Chí Minh. 1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỰ ĐỘNG ĐƯỜNG CONG ĐO SÂU ĐIỆN . Cơ sở lý thuyết của phương pháp [4] Từ bài toán cơ sở trong đo sâu điện được xây dựng trên mô hình môi trường phân lớp ngang, ta có hàm thế U(r) trên mặt môi trường là Iρ1 ∞ U(r ) = R (λ ).J 0 (λr ).dλ 2π ∫0 (1) J0(λr) là hàm Bessel R(λ) là hàm truy hồi sơ cấp Đối với thiết bị 4 cực đối xứng, sự chênh lệch thế giữa các điện cực đo là 1 ⎤ ⎛ ρI ⎞ ⎡ 1 = 2[U(s − b) − U(s + b)] ΔU = 2⎜ ⎟ ⎢ − ⎝ 2π ⎠ ⎣ s − b s + b ⎥⎦ trong đó (2) MN AB ,s = 2 2 Với U lấy từ phương trình (1), biểu thức điện trở suất biểu kiến được biểu diễn
đang nạp các trang xem trước