TAILIEUCHUNG - Vị thế của Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ góc nhìn địa lý quân sự

Thông qua góc nhìn địa lý quân sự, bài viết tìm hiểu những ảnh hưởng của địa lý đối với hoạt động quân sự, và cách thức mà các lực lượng kháng chiến ở tỉnh Bình Dương đã khai thác các yếu tố địa lý như thế nào, để biến những yếu tố đó thành “địa lợi” cho cuộc kháng chiến. Góc nhìn này giúp lý giải thêm về những dấu ấn riêng và vị thế quan trọng của tỉnh trong cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 85 VỊ THẾ CỦA BÌNH DƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ GÓC NHÌN ĐỊA LÝ QUÂN SỰ CAO PHƯƠNG THẢO Thông qua góc nhìn địa lý quân sự, bài viết tìm hiểu những ảnh hưởng của địa lý đối với hoạt động quân sự, và cách thức mà các lực lượng kháng chiến ở tỉnh Bình Dương đã khai thác các yếu tố địa lý như thế nào, để biến những yếu tố đó thành “địa lợi” cho cuộc kháng chiến. Góc nhìn này giúp lý giải thêm về những dấu ấn riêng và vị thế quan trọng của tỉnh trong cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Trong khoảng từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, vùng đất này đã có vài lần thay đổi về hành chính và tên gọi. Trong những năm kháng chiến, phía chế độ Việt Nam Cộng hòa gọi tên tỉnh là Bình Dương, còn phía chính quyền Cách mạng gọi tên tỉnh là Thủ Dầu Một. Sau giải phóng, tỉnh được sát nhập với tỉnh Bình Phước thành tỉnh Sông Bé. Ngày 6/11/1996, Quốc hội Khóa 9 quyết định chia lại tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh như trước đây. Vì vậy, ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Dương được tái lập. Hiện tại, tỉnh Bình Dương gồm có 1 thành phố, 4 thị xã và 5 huyện. Về cơ bản, tỉnh không có thay đổi nhiều về địa giới so với trước năm 1975, với diện tích tự nhiên là . Nằm ở trung tâm của Đông Nam Bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía nam giáp TPHCM, tỉnh Bình Dương trong kháng Cao Phương Thảo. Chuyên viên. Phòng Tổ chức Cán bộ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. chiến hay hiện tại đều là vùng đất để lại những dấu ấn riêng, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển chung của toàn vùng và của Nam Bộ. Bài viết này tìm hiểu những đóng góp của Bình Dương trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ thông qua góc nhìn từ những yếu tố địa lý tự nhiên mang giá trị địa quân sự của vùng đất này, như vị trí địa lý, đất đai, địa hình, rừng núi, sông suối và khí hậu. 1. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỊA QUÂN SỰ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN Trong cuốn giáo trình về Địa lý quân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.