TAILIEUCHUNG - Tiến trình thống nhất hai miền Nam - Bắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Chính việc tạo được “thế và lực” trên các lĩnh vực này ngay trong lòng miền Nam đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi, đồng thời tạo cơ sở quan trọng để hai miền nhanh chóng tiến tới thống nhất ngay sau cuộc chiến tranh. Đây có thể nói là một đặc điểm đáng lưu ý của tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam, nếu so sánh với những nước có hoàn cảnh tương tự như nước Đức hay Triều Tiên trong lịch sử thế giới hiện đại. Bài học từ thời kỳ lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. | 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975) TRẦN THỊ NHUNG Mặc dù cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn được người Việt Nam nhắc đến là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, nhưng khi viết về cuộc kháng chiến này, các sử gia Việt Nam lâu nay vẫn có xu hướng nghiêng về các hoạt động quân sự, mà chưa thật sự quan tâm đến tính toàn diện của cuộc chiến. Điều này khiến cho nhận thức của chúng ta về cuộc chiến nói riêng và công cuộc thống nhất đất nước nói chung chưa đầy đủ, cũng như không thấy hết tính sáng tạo độc đáo của Việt Nam trong cuộc kháng chiến này. Thực tế, bên cạnh hoạt động vũ trang, là mảng quan trọng nhất, cuộc kháng chiến còn bao hàm những hoạt động trên các lĩnh vực khác, như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đã được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị của cách mạng ở miền Nam, thông qua quá trình xây dựng “lực lượng chính trị” tại chỗ và quá trình điều động hàng vạn cán bộ có trình độ, được đào tạo từ miền Bắc vào miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến. Chính việc tạo được “thế và lực” trên các lĩnh vực này ngay trong lòng miền Nam đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi, đồng thời tạo cơ sở quan trọng để hai miền nhanh chóng tiến tới thống nhất ngay sau cuộc chiến tranh. Đây có thể nói là một đặc điểm đáng lưu ý của tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam, nếu so sánh với những nước có hoàn cảnh tương tự như nước Đức hay Triều Tiên trong lịch sử thế giới hiện đại. Bài học từ thời kỳ lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay. Cách đây khoảng ba năm, tình cờ tôi có hai lần tiếp xúc với hai nhà nghiên cứu Trần Thị Nhung. Tiến sĩ. Tạp chí Khoa học Xã hội (Thành phố Hồ Chí Minh). người Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) khi họ đến làm việc tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Tuy hai nhà nghiên cứu này thuộc những tổ chức nghiên cứu khác nhau, nhưng họ đều có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.