TAILIEUCHUNG - Một số tính chất lý hóa của 3 loại than tràm, tre và trấu sản xuất bằng phương pháp truyền thống

Nghiên cứu than có nguồn gốc từ tràm, tre và vỏ trấu được tạo bằng phương pháp truyền thống nhằm phân tích và đánh giá tiềm năng sử dụng các loại than này như một loại than sinh học để có thể ứng dụng vào lĩnh vực môi trường. Than thí nghiệm được tạo tại làng nghề sản xuất than và bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA 3 LOẠI THAN TRÀM, TRE VÀ TRẤU SẢN XUẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG Huỳnh Phan Khánh Bình1, Trương Thị Nga2 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây; 2Trường Đại học Cần Thơ 1 Liên hệ email: kbinh@ TÓM TẮT Nghiên cứu than có nguồn gốc từ tràm, tre và vỏ trấu được tạo bằng phương pháp truyền thống nhằm phân tích và đánh giá tiềm năng sử dụng các loại than này như một loại than sinh học để có thể ứng dụng vào lĩnh vực môi trường. Than thí nghiệm được tạo tại làng nghề sản xuất than và bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Tỷ trọng 3 loại than dao động trong khoảng 1,408 đến 1,587 g/cm3, pH có giá trị từ 6,97 đến 8,09. Độ dẫn điện than tre cao nhất (6,85 mS/cm), tiếp đến là than trấu (1,36 mS/cm) và thấp nhất là tràm (1,19 mS/cm). Hàm lượng tro trong than dao động từ 7,67 đến 32,39%, than trấu có hàm lượng tro cao nhất. Thành phần dinh dưỡng trong mỗi loại than khác nhau, trong đó silic chiếm hàm lượng cao nhất và nhiều nhất trong than trấu. So sánh tính chất cho thấy than được tạo bằng các phương pháp truyền thống có tính chất tương đương với than sinh học ở những nghiên cứu khác nhưng công nghệ sản xuất đơn giản, giá thành rẻ, có thể được ứng dụng trong việc cải tạo đất, qua đó cải thiện năng suất cây trồng, phù hợp với điều kiện sản xuất sẵn có tại Việt Nam. Từ khóa: Than sinh học, tính chất vật lý hóa học, tràm, tre, trấu. Nhận bài: 23/08/2017 Hoàn thành phản biện: 30/09/2018 Chấp nhận bài: 05/10/2018 1. MỞ ĐẦU Than sinh học là một sản phẩm giàu cacbon thu được do nhiệt phân sinh khối như rơm rạ, gỗ, phân động vật hoặc bất kỳ phụ phẩm nông nghiệp nào trong điều kiện ít hoặc không có oxy (Lehmann và cs., 2006). Lợi ích của việc sử dụng than sinh học đã được chứng minh qua các nghiên cứu ứng dụng than sinh học để cải thiện chất lượng đất và năng suất cây trồng trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công nghệ sản xuất than sinh học còn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.