TAILIEUCHUNG - Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh sử dụng bộ tách tín hiệu ZF và MMSE

Trong bài báo này chúng tôi sẽ mô phỏng đánh giá và so sánh tỷ lệ lỗi bít BER (Bit Error Rate) của hệ thống MIMO (Multiple Input - Multiple Output) sử dụng bộ tách tín hiệu cưỡng bức bằng không ZF (Zero Forcing) và bộ tách tín hiệu sai số bình phương trung bình tối thiểu MMSE (Minimum Mean Square Error) với các cấu hình 2x2, 2x3, 4x4, 4x5, 8x8 và 8x9 anten. Kết quả mô phỏng cho thấy tỷ lệ lỗi bít BER trong hệ thống sử dụng tách tín hiệu MMSE tốt hơn hệ thống sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu ZF. | N. P. Ngọc / Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh. MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG MIMO QUA KÊNH TRUYỀN PHA-ĐINH RAYLEIGH SỬ DỤNG BỘ TÁCH TÍN HIỆU ZF VÀ MMSE Nguyễn Phúc Ngọc Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 15/8/2017, ngày nhận đăng 03/12/2017 Tóm tắt: Kỹ thuật tách tín hiệu tuyến tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế hệ thống truyền dẫn không dây tốc độ cao. Kỹ thuật này có khả năng chống nhiễu xuyên ký hiệu ISI (Inter - Symbol Interference) trong hệ thống thông tin di động kênh pha-đinh Rayleigh một cách hiệu quả. Trong bài báo này chúng tôi sẽ mô phỏng đánh giá và so sánh tỷ lệ lỗi bít BER (Bit Error Rate) của hệ thống MIMO (Multiple Input - Multiple Output) sử dụng bộ tách tín hiệu cưỡng bức bằng không ZF (Zero Forcing) và bộ tách tín hiệu sai số bình phương trung bình tối thiểu MMSE (Minimum Mean Square Error) với các cấu hình 2x2, 2x3, 4x4, 4x5, 8x8 và 8x9 anten. Kết quả mô phỏng cho thấy tỷ lệ lỗi bít BER trong hệ thống sử dụng tách tín hiệu MMSE tốt hơn hệ thống sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu ZF. I. MỞ ĐẦU Sự bùng nổ của nhu cầu thông tin vô tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng trong những năm gần đây đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền thông vô tuyến. Trong đó, phải kể đến các công nghệ mới như MIMO, anten thông minh. Trong hệ thống MIMO, tín hiệu phát được thực hiện từ các anten phát khác nhau nên việc tách tín hiệu của mỗi luồng phát ở máy thu sẽ chịu ảnh hưởng nhiễu đồng kênh từ các luồng còn lại. Do đó, vấn đề nhiễu đồng kênh cần đặc biệt quan tâm trong hệ thống truyền dẫn số MIMO. Để giải quyết bài toán nhiễu đồng kênh, máy thu cần sử dụng bộ tách tín hiệu có khả năng cho xác suất lỗi bít (BER) hay xác suất lỗi ký tự (SER) thấp, đồng thời không yêu cầu quá cao về độ phức tạp trong tính toán. Do vậy, việc mô phỏng và đánh giá chất lượng bộ tách sóng tuyến tính trong hệ thống truyền dẫn số MIMO là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu hiện nay. Các kỹ thuật tách tín .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.