TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của liều lượng bón kali tới sự phát sinh phát triển của bệnh mốc sương cà chua (Phytopthora infestans) tại Thanh Hóa
Thí nghiệm được tiến hành trên giống cà chua Savior trong vụ Xuân năm 216 tại thành phố Thanh hóa, mật độ cây 4 cây/m2 với nền phân chuồng: 30 tấn/ha, N nguyên chất: 90kg/ha, P2O5: 60kg/ha. Kết quả cho thấy bón kali ở 3 mức khác nhau (90 kg K2O/ha, 120 kg K2O/ha, 150 kg K2O/ha) có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cà chua Savior. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ẢNH HƢ NG CỦA LIỀU LƢỢNG BÓN KALI TỚI SỰ PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH MỐC ƢƠNG CÀ CHUA ( TẠI THANH HÓA Hoàng Thị Lan Thƣơng1, Lê Thị Hƣờng2 TÓM TẮT Th nghiệm được tiến hành trên giống cà chua Savior trong vụ Xuân năm 2 16 tại thành phố Thanh hóa, mật độ cây 4 cây m 2, với nền phân chuồng: 30 tấn/ha, N nguyên chất: 90kg/ha, P2O5: 60kg/ha. Kết quả cho thấy bón kali ở 3 mức khác nhau (90 kg K2O/ha, 120 kg K2O/ha, 150 kg K2O/ha) có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cà chua Savior. Đặc biệt, liều lượng kali có ảnh hưởng rõ rệt tới thời gian phát sinh phát triển và kết thúc bệnh cũng như mức độ gây hại của bệnh mốc sương cà chua (Phytopthora infestans). Bón kali v ới liều lượng 150 kg K2O/ha giúp hạn chế sự xâm nhi m, phát sinh và gây hại của bệnh mốc sương. Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao nhất ở mức bón 90 kg K2O/ha lần lượt là 44,02%, 6,29% và thấp nhất ở mức bón 150 kg K2O/ha lần lượt là 41,2 , 4,9 . Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu là cao nhất (lần lượt là 53,85 tấn/ha và 41,25 tấn/ha). Từ khóa: Bệnh mốc sương, cà chua, phân kali, tỷ lệ bệnh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phân kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Kali cần thiết để hình thành thân, bầu quả; ngoài ra kali làm cho cây cứng chắc, tăng quá trình quang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào quả; có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc, do đó làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín. Ngoài ra, kali còn có vai trò quan tr ọng trong việc tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận bằng cách tăng cường cấu trúc thành tế bào, giúp cây trồng cứng thân, dày lá hạn chế sự xâm nhiễm và phát triển của sâu bệnh. Điều kiện khí hậu vụ Xuân ở Thanh Hóa cũng như xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa tương đối thuận lợi cho bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans
đang nạp các trang xem trước