TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của EDTA-Fe, EDTA-Zn đến sinh trưởng và năng suất lạc (Arachis hypogea L.) trồng trên đất cát tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên đất cát ven biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá ảnh hưởng của EDTA-Fe, EDTA-Zn ở các liều lượng khác nhau đến sinh trưởng và năng suất lạc. Kết quả thu được cho thấy: EDTA-Fe, EDTA-Zn có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tạo năng suất lạc. So với đối chứng, năng suất lạc củ có thể tăng lên tới 23,8 - 24,6% khi bón vi lượng chelates. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ẢNH HƢ NG CỦA EDTA-Fe, EDTA-Zn Đ N INH TRƢ NG VÀ N NG UẤT LẠC ( L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT TẠI HUYỆN TĨNH GI TỈNH THANH HÓA Lê Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Thị Mai2 TÓM TẮT Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên đất cát ven biển huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá ảnh hưởng của EDTA-Fe, EDTA-Zn ở các liều lượng khác nhau đến sinh trưởng và năng suất lạc. Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại và được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Giống lạc trồng thí nghiệm là L14 và mỗi loại vi lượng gồm 4 mức bón (1,0kg/ha; 2,0kg/ha; 3,0kg/ha và 4,0kg/ha). Kết quả thu được cho thấy: EDTA-Fe, EDTA-Zn có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và tạo năng suất lạc. So với đối chứng, năng suất lạc củ có thể tăng lên tới 23,8 - 24,6% khi bón vi lượng chelates. Lượng bón EDTA-Fe, EDTA-Zn có hiệu quả nhất là 3,0kg/ha mỗi loại. Từ khóa: Giống lạc, đất cát, sinh trưởng và năng suất, vi lượng chelates. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ở huyện Tĩnh Gia nhưng năng suất còn thấp, nhất là trên đất cát. Niên vụ 2014 - 2015 năng suất trung bình toàn huyện đạt [5]. Các hoạt động sinh lý, đặc biệt là hoạt động quang hợp và sự tích luỹ vật chất vào hạt có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành năng suất của lạc. Các nguyên tố vi lượng có khả năng làm tăng hoạt động quang hợp tạo ra các chất hữu cơ và vận chuyển chúng về tích lũy trong hạt lạc. Các kết quả nghiên cứu bón vi lượng cho lạc trên đất bạc màu của Nguyễn Đình Mạnh và Dương Văn Đảm (1994), Vũ Văn Nhân (1992); và bón vi lượng cho lạc trên đất cát của Nguyễn Tấn Lê (1992) cho thấy các nguyên tố vi lượng có thể tăng năng suất lạc lên 14,24 - 27,80%, hàm lượng lipit tăng 17,47 - 29,28%, hàm lượng protein tăng 15,80 - 24,40% và tăng thu nhập lên tới 21,8 - 42,0%. Song, vùng trồng lạc huyện Tĩnh Gia chủ yếu được quy hoạch trên vùng đất cát ven biển: đất nghèo hữu cơ, khả năng

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.