TAILIEUCHUNG - Đạo Tin Lành ở Việt Nam và Hàn Quốc: Hai số phận Văn hóa

Bài viết Đạo Tin Lành ở Việt Nam và Hàn Quốc: Hai số phận Văn hóa trình bày đối với Việt Nam cũng như Hàn Quốc, đạo Tin Lành là tôn giáo nhập nội, đều do các giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn truyền giáo Âu - Mỹ đem tới. Hiện nay ở cả hai quốc gia, đạo Tin Lành nói chung đã trở thành những thực tại tôn giáo ổn định, có những vị thế chính trị xã hội và văn hóa khác nhau,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 9(181)-2013 49 ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: HAI SỐ PHẬN VĂN HÓA ĐỖ QUANG HƯNG TÓM TẮT Đối với Việt Nam cũng như Hàn Quốc, đạo Tin Lành là tôn giáo nhập nội, đều do các giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn truyền giáo Âu-Mỹ đem tới. Hiện nay ở cả hai quốc gia, đạo Tin Lành nói chung đã trở thành những thực tại tôn giáo ổn định, có những vị thế chính trị xã hội và văn hóa khác nhau. Có thể nói, đạo Tin Lành ở Việt Nam và Hàn Quốc có những điểm tương đồng nhất định và không ít những điểm khác biệt. Bài viết trả lời câu hỏi cơ bản: Vì sao đạo Tin Lành lại có những “số phận văn hóa” khác biệt ở Hàn Quốc và Việt Nam? 1. TIN LÀNH Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: CÁI NHÌN TỪ NGUỒN GỐC TRUYỀN GIÁO . Bối cảnh truyền giáo Tin Lành Trong cuốn sách khá quen thuộc về đạo Tin Lành, J. Bauberot đã chú ý trước hết đến Bắc Mỹ, nơi sớm ra đời những “Hội đồng truyền giáo” quan trọng như: Hội Truyền giáo của giáo Baptis London (1792); Hội Truyền giáo London (chung cho các giáo phái, 1795); Hội Truyền giáo Anh giáo (1799); Hội Truyền giáo Mỹ (Chủ nghĩa Đỗ Quang Hưng. Giáo sư tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết là tham luận Hội thảo Quốc tế: “So sánh văn hóa Hàn-Việt” tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2013. Giáo đoàn 1810); Hội Truyền giáo Bâle (chung cho các giáo phái, 1815); Hội Truyền giáo Phúc Âm Paris (1822) (J. Bauberot, tr. 169-170). Theo ông, nước Mỹ dần thay thế nước Anh trong truyền giáo từ điều kiện vật chất kỹ thuật đến nhân sự. Năm 1960, nước Mỹ đã có thể cung cấp khoảng 2/3 nhu cầu truyền giáo toàn cầu. Từ cuối thế kỷ XIX, khi truyền giáo Tin Lành bắt đầu ở châu Á thì cũng là lúc xuất hiện phong trào Tái hiện đại hóa (bắt đầu từ sự xuất hiện của Tin Lành Ngũ tuần, 1901) và phong trào Thức tỉnh (réveil), vì thế các nhà truyền giáo thường có những cá tính đặc biệt, năng động. J. Bauberot cũng có nhận xét, khi qua châu Á, những nhà truyền giáo thường sử dụng thuyết “Ba C”: .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.