TAILIEUCHUNG - So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn Khơ-me ở Trường Sơn - Tây Nguyên
Bài viết So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn Khơ-me ở Trường Sơn - Tây Nguyên trình bày iếp cận những lễ nghi này theo hướng nhân học, trên cơ sở khai thác tài liệu dân tộc chí và khái quát hóa tư liệu dân tộc học. So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn-Khơ Me ở Trường Sơn-Tây Nguyên,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 8(180)-2013 76 SO SÁNH TÍN NGƯỠNG HỒN LÚA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CỦA HAI NHÓM TỘC NGƯỜI NAM ĐẢO VÀ MÔN-KHƠ ME Ở TRƯỜNG SƠN-TÂY NGUYÊN PHAN XUÂN VIỆN TÓM TẮT Đối với các tộc người làm nương rẫy, lễ nghi nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống tín ngưỡng. Bài viết tiếp cận những lễ nghi này theo hướng nhân học, trên cơ sở khai thác tài liệu dân tộc chí và khái quát hóa tư liệu dân tộc học. So sánh tín ngưỡng hồn lúa trong đời sống văn hóa cổ truyền của hai nhóm tộc người Nam Đảo và Môn-Khơ Me ở Trường Sơn-Tây Nguyên, chúng tôi thấy có nhiều nét tương đồng và khác biệt, điều này được xem xét từ các nguyên nhân: môi trường sinh thái (địa-văn hóa); trình độ phát triển văn hóa (sử-văn hóa); các mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng qua lại qua hàng nghìn năm sống cạnh nhau (giao lưu tiếp biến văn hóa) và đặc tính lịch sử của văn hóa tộc người (bản sắc văn hóa tộc người). 1. HỒN LÚA VÀ TÍN NGƯỠNG HỒN LÚA . Quan niệm về hồn lúa “Từ hồn gợi ý niệm về một quyền năng vô hình: một bản thể khác biệt, phần riêng trong một sinh thể, hoặc đơn thuần về một Phan Xuân Viện. Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. hiện tượng sống: vật chất hay phi vật chất; phải chết hay bất tử; một bản nguyên của sự sống, của tổ chức, của hành động; ngoại trừ những biểu hiện thoáng qua, bao giờ cũng vô hình và chỉ tự biểu lộ qua hành vi. Nhờ khả năng huyền bí của mình, nó gợi ý tưởng về một sức mạnh siêu nhiên, về thần linh, về một trung tâm năng lượng (Jean Chevalier, Alain Gheerbrant. 1997, tr. 448). Các dân tộc trồng lúa, theo tín ngưỡng vật linh, quan niệm rằng lúa cũng có hồn. Hồn lúa giữ sinh mệnh của lúa, chi phối sự sinh sôi của cây lúa và cả mùa trồng trọt. Sau mỗi vụ thu hoạch, khi đã phơi khô thóc rồi, người ta chuyển toàn bộ vào kho, làm lễ "đóng kho" với nội dung tạ ơn và cầu hồn lúa giữ gìn tốt kho lúa. Đến mùa sản xuất, thầy cúng làm "lễ mở kho", đánh thức hồn lúa dậy, mang lúa giống đi .
đang nạp các trang xem trước