TAILIEUCHUNG - Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam
Bài viết điểm lại những nghiên cứu trong và ngoài nước về sinh kế nói chung và sinh kế của phụ nữ nói riêng để nhận ra những khoảng trống cần được lấp đầy dần qua việc triển khai các nghiên cứu trong tương lai về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Từ đó, bài viết nêu lên những chiều cạnh nên đi sâu tìm hiểu trong hướng nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam. | Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam Võ Thị Cẩm Ly(*) Tóm tắt: Bài viết điểm lại những nghiên cứu trong và ngoài nước về sinh kế nói chung và sinh kế của phụ nữ nói riêng để nhận ra những khoảng trống cần được lấp đầy dần qua việc triển khai các nghiên cứu trong tương lai về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Thêm nữa, bằng việc điểm lại những nghiên cứu đi trước, chúng ta có thể nhận ra những quan điểm lý thuyết hữu ích giúp phân tích thực tế sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở những địa bàn nghiên cứu cụ thể. Từ đó, bài viết nêu lên những chiều cạnh nên đi sâu tìm hiểu trong hướng nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam. Từ khóa: Sinh kế, Phụ nữ làm mẹ đơn thân, Tổng quan nghiên cứu 1. Dẫn nhập(*) Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có những định nghĩa khác nhau về khái niệm phụ nữ làm mẹ đơn thân. Chẳng hạn, theo Gucciardi và cộng sự, bố/mẹ đơn thân là khái niệm chỉ những người có con nhưng chưa bao giờ kết hôn, hay đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời được thừa nhận về mặt luật pháp, hoặc góa bụa (Gucciardi, Celasun và Stewart, 2004, ). Như vậy, khái niệm phụ nữ làm mẹ đơn thân đề cập đến ba nhóm phụ nữ: nhóm có con và đã ly hôn, nhóm có con và đã ly thân, nhóm có con và chưa từng kết hôn hoặc chồng đã qua đời. Về khái niệm sinh kế, các học giả trên (*) ThS., giảng viên Đại học Vinh, NCS. ngành Xã hội học, Khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: vocamly1978@ thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm này. Chẳng hạn, theo Ian Scoones, “một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (bao gồm cả vật chất và các nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống” (dẫn theo Krantz, 2001, ). Trong khi đó, DFID (Department for International Development - Bộ phát triển Quốc tế của Anh) trên cơ sở kế thừa định nghĩa của các tác giả đi trước, lại .
đang nạp các trang xem trước