TAILIEUCHUNG - Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam

Trên cơ sở khảo cứu quan điểm lý thuyết về xã hội học pháp luật của một số lý thuyết gia tiêu biểu, bài viết phân tích, tổng hợp và đưa ra những gợi ý để vận dụng các quan điểm đó vào thực tiễn nghiên cứu và thực hành pháp luật ở Việt Nam. | Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam Phạm Minh Anh(*) Tóm tắt: Xã hội học pháp luật trên thế giới được ghi nhận hình thành vào những năm giữa thế kỷ XX và thâm nhập vào Việt Nam rất muộn sau đó. Mặc dù ngày nay xã hội học pháp luật đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học ở Việt Nam cũng như thu hút được sự chú ý của một số nhà nghiên cứu và thực hành pháp luật nhưng nói chung còn mơ hồ và nhiều tranh cãi xung quanh các vấn đề: khái niệm, lý thuyết, phương pháp, đối tượng và các hướng nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở khảo cứu quan điểm lý thuyết của một số lý thuyết gia tiêu biểu, bài viết phân tích, tổng hợp và đưa ra những gợi ý để vận dụng các quan điểm đó vào thực tiễn nghiên cứu và thực hành pháp luật ở Việt Nam. Từ khóa: Quan điểm lý thuyết, Xã hội học pháp luật, Thực tiễn xã hội Theo nhà xã hội học người Hungary Kulcsar Kalman(*)(1928-2010)(**), tư duy xã hội học và tư duy pháp luật mặc dù có mối liên hệ với nhau nhưng được xem như hai kiểu tư duy khác nhau. Theo ông, các nhà luật học luôn có đặc trưng là tư duy chuẩn mực, còn tư duy xã hội học nảy sinh trên cơ cở những nhận thức về hiện thực xã hội mà nét nổi bật là cố gắng tìm ra mọi liên hệ cấu trúc của chuẩn mực với một tập hợp nhất định các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật. Những tư tưởng xã hội học pháp luật như vậy đã xuất hiện từ khá lâu, nhằm phản ánh sự phản ứng của lý thuyết luật học đối với (*) TS., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: phamminhanh@ (**) Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học, Viện trưởng Viện Xã hội học Hungary, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Cơ sở Xã hội học pháp luật. những vấn đề mới xuất hiện trong thực tiễn xã hội mà chủ nghĩa thực chứng luật học tỏ ra thiếu mềm dẻo và ít thích nghi với việc giải quyết những phát sinh đó. Tuy nhiên, theo Kulcsar Kalman, xã hội học pháp luật, được hình thành trên cơ sở của những tư duy đó, chỉ xuất hiện khi “những quá trình đã chín muồi có tính chất khách quan của việc các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.