TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở cụ thể hóa lý luận kiểm tra vào KTSTQ và phân tích mô hình tổ chức và hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam. . | Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Tác giả luận văn: VŨ VĂN HIỂN Khóa: 2010 Người hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan đồng thời đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại. Do vậy, hoàn thiện hoạt động của KTSTQ là yêu cầu tự thân của Hải quan và thực hiện vai trò đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thông quan; KTSTQ phải đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc áp dụng mức độ quản lý phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; đảm bảo sự quản lý của Hải quan đối với hàng hoá XNK của doanh nghiệp cùng với việc phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý nhà nước, của ngành; đề xuất hoặc kiến nghị các đơn vị, cơ quan có chức năng, có thẩm quyền đề xuất hoặc xử lý các bất cập, sơ hở đó. b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, phạm vi nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận kiểm tra vào KTSTQ và phân tích mô hình tổ chức và hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động KTSTQ được thực hiện đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Hải quan Việt Nam, các vấn đề về gian lận thuế, kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp liên quan đến pháp luật Hải quan phần lớn là thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu. Do đó, phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập khẩu tại Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 nhằm đưa ra ý kiến nhận xét, phân tích nguyên nhân của những hạn chế và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.