TAILIEUCHUNG - Quan điểm Nho giáo về “dân là gốc” và bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta hiện nay
Bài viết tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò của dân, chính sách “Dưỡng dân”, chính sách “Trị dân” trong Nho giáo, đồng thời khẳng định ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này đối với bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Để nắm nội dung . | Edited with the trial version of Foxit Advanced PDF Editor To remove this notice, visit: TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ QUAN ĐIỂM NHO GIÁO VỀ “DÂN LÀ GỐC” VÀ BÀI HỌC LẤY DÂN LÀM GỐC CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY Lê Thị Hoài1 TÓM TẮT Nho giáo là một học thuyết triết học chính trị lớn nhất của triết học Trung Hoa cổ đại. Tư tưởng Nho giáo bao gồm nhiều nội dung có giá trị tích cực nhằm ổn định và phát triển xã hội, trong đó phải kể tới quan điểm “dân là gốc”. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò của dân, chính sách “Dưỡng dân”, chính sách “Trị dân” trong Nho giáo, đồng thời khẳng định ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này đối với bài học lấy dân làm gốc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Nho giáo, dân là gốc, lấy dân làm gốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nho giáo là một học thuyết triết học ra đời vào thế kỷ thứ IV () ở Trung Hoa cổ đại. Trải qua bao thăng tầm lịch sử nhưng Nho giáo vẫn luôn đồng hành cùng với đời sống tinh thần của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tư tưởng Nho giáo không bàn nhiều đến những vấn đề về thế giới quan mà chủ yếu là xoay quanh những vấn đề thuộc về cuộc sống con người và xã hội. Giống như nhiều học thuyết triết học khác, Nho giáo cũng không tránh khỏi những hạn chế duy tâm, cải lương mang tính lịch sử của nó. Song, những giá trị về nhân nghĩa, về đạo làm người, về thái độ ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội vẫn còn có những giá trị tích cực mà chúng ta cần phải tiếp thu và kế thừa. Tư tưởng “dân là gốc” của Nho giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam. Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại, thách thức to lớn bắt nguồn từ việc vi phạm quyền dân chủ. Hiện tượng biến chất về mặt chính trị, đạo đức như: quan liêu, hách dịch, lộng hành, xa rời dân chúng của một bộ phận cản bộ, đảng viên - .
đang nạp các trang xem trước