TAILIEUCHUNG - Vân Đồn - Quảng Ninh trong chiến lược Biển Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng phát triển
Là một khu kinh tế trọng điểm, trong quá trình phát triển, chính quyền và nhân dân Vân Đồn, Quảng Ninh đã và đang có nhiều nỗ lực để phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống quậtcường, bất khuất; khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 3 (2016) 1-11 NGHIÊN CỨU Vân Đồn - Quảng Ninh trong chiến lược biển Việt Nam Tiềm năng và triển vọng phát triển Nguyễn Văn Kim* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 08 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 08 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2016 Tóm tắt : Là một khu kinh tế trọng điểm, trong quá trình phát triển, chính quyền và nhân dân Vân Đồn, Quảng Ninh đã và đang có nhiều nỗ lực để phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống quật cường, bất khuất; khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Đó là tư duy phát triển gắn với cốt cách, bản lĩnh Việt Nam. Trong bối cảnh và tư duy chính trị mới, Vân Đồn đang dần phục hưng vị trí cầu nối kinh tế và gắn với các hoạt động kinh tế là các mối giao lưu, quá trình hợp luyện văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia, các nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh xu thế hợp tác khu vực đang ngày càng trở nên mạnh mẽ, một cộng đồng hợp tác Đông Á đang dần hình thành, việc Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Đồn là một quyết sách đúng, phù hợp với xu thế vận động của đời sống kinh tế, chính trị khu vực. Vân Đồn được xác định là một khu kinh tế tổng hợp, nhằm khai thác, phát huy và đón nhận những vận hội phát triển của khu vực. Quyết định đó càng trở nên có ý nghĩa khi Việt Nam đã và đang thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, chủ trương tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế vì sự ổn định, phồn vinh của Đông Á, châu Á và thế giới [1]. Keywords: Vân Đồn, Quảng Ninh, tiềm năng kinh tế biển, chiến lược biển. 1. Tiềm năng và các nguồn lực của Vân Đồn, Quảng Ninh Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8 gió Đông Nam đem theo khí hậu biển thổi vào đất liền. Nhưng, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, khi gió mùa Đông Bắc tràn về, vùng biển đảo Vân Đồn có khí hậu tương đối lạnh, nhiều sương mù. Nhiệt độ ở Vân Đồn thường khoảng 22-24oC, .
đang nạp các trang xem trước