TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum sp.) In vitro trên môi trường có sử dụng nano sắt

Bài viết Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum sp.) In vitro trên môi trường có sử dụng nano sắt trình bày Các tính chất mới của nano kim loại, trong đó có nano sắt đã biến chúng trở thành một nguồn vật liệu mới được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế. . | J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 7: 1162-1172 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 7: 1162-1172 NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÚC (Chrysanthemum sp.) IN VITRO TRÊN MÔI TRƯỜNG CÓ SỬ DỤNG NANO SẮT Dương Tấn Nhựt1, Nguyễn Việt Cường1, Hoàng Thanh Tùng1, Nguyễn Thị Thanh Hiền1, Đỗ Mạnh Cường1, Vũ Thị Hiền1, Nguyễn Bá Nam1, Nguyễn Phúc Huy1, Vũ Quốc Luận1, Nguyễn Hoài Châu2, Ngô Quốc Bưu2 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email*: duongtannhut@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Các tính chất mới của nano kim loại, trong đó có nano sắt đã biến chúng trở thành một nguồn vật liệu mới được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nano sắt đến các loài thực vật đặc biệt là trong nuôi cấy mô thực vật hầu như chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của nano sắt riêng lẻ ở các nồng độ từ 0 - 35 mg/l hoặc kết hợp với Fe-EDTA đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum sp.) in vitro. Chồi cúc in vitro cao khoảng 2cm với 2 cặp lá và các đoạn thân cây cúc với 2 đốt/đoạn là nguồn vật liệu trong thí nghiệm này. Sau 30 ngày nuôi cấy kết quả cho thấy, tất cả chồi từ các đoạn thân cây cúc trên môi trường sử dụng nano sắt riêng lẻ (thay thế cho Fe-EDTA) với nồng độ từ 0 - 15 mg/l có hiện 2 tượng vàng lá với hàm lượng chlorophyll trong lá thấp hơn đáng kể (từ 8,433 - 24,667 µg/cm ) so với chồi cúc trên môi 2 trường MS bình thường (39,567 µg/cm ). Trong khi đó, việc kết hợp nano sắt với Fe-EDTA cho thấy kết quả tốt hơn, các chồi sinh trưởng tốt và không bị vàng lá. Sau 1 tháng nuôi cấy, các chỉ tiêu thu được từ các chồi trên môi trường bổ sung 15 mg/l nano sắt là cao nhất. Mặt khác, sự thay thế Fe-EDTA bằng nano sắt trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng đến hình thái rễ của cây .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.