TAILIEUCHUNG - Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi sinh vật ưa nhiệt trong phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế
Đề tài tiến hành đánh giá hoạt lực phân hủy chất hữu cơ bằng phương pháp khuếch tán enzyme, đã tuyển chọn được các chủng vi khuẩn V18, chủng xạ khuẩn X38 và chủng nấm mốc N37 từ các chủng được phân lập. Các chủng này đã không thể hiện đặc tính đối kháng lẫn nhau. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 31-37 Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi sinh vật ưa nhiệt trong phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế Ngô Thị Tường Châu1 , Phạm Thị Ngọc Lan2, Phan Thị Thảo Ly2, Lê Văn Thiện1, Nguyễn Ngân Hà1 *, 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế Nhận ngày 08 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bằng việc sử dụng môi trường nuôi cấy làm giàu và các loại môi trường phân lập thích hợp, đã phân lập được 78 chủng vi khuẩn, 73 chủng xạ khuẩn và 53 chủng nấm mốc ưa nhiệt từ bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế. Tiến hành đánh giá hoạt lực phân hủy chất hữu cơ bằng phương pháp khuếch tán enzyme, đã tuyển chọn được các chủng vi khuẩn V18, chủng xạ khuẩn X38 và chủng nấm mốc N37 từ các chủng được phân lập. Các chủng này đã không thể hiện đặc tính đối kháng lẫn nhau. Dựa vào đặc điểm hình thái và phân tích trình tự 16S rRNA (hoặc 28S rRNA) đã xác định được các chủng V18, X38 và N37 lần lượt thuộc các loài Bacillus subtilis, Aspergillus fumigatus và Streptomyces glaucescens. So với đối chứng và các công thức thí nghiệm khác, công thức CT8 với việc sử dụng tất cả các chủng được tuyển chọn đã nâng cao đáng kể hiệu quả phân hủy sinh khối bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế với độ giảm khối lượng, thể tích và cellulose lần lượt là 19,73; 33,75 và 29,33%. Vì vậy tập hợp giống vi sinh vật ưa nhiệt này có thể được xem xét sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ từ bùn thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế nói riêng và bùn thải hữu cơ nói chung. Từ khóa: Vi sinh vật ưa nhiệt, bùn thải, ủ hiếu khí. 1. Đặt vấn đề* quá trình sản xuất chủ yếu được chất thành đống, tích tụ lâu ngày sinh mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường .
đang nạp các trang xem trước